Thế Giới

Nắng nóng khiến khoảng cách học tập giữa trẻ em trên toàn thế giới ngày càng lớn

Khoảng cách học tập giữa trẻ em trên khắp thế giới tiếp tục gia tăng khi thời tiết nắng nóng buộc các trường học ở một số khu vực châu Á và Bắc Phi phải đóng cửa.

(Ảnh minh họa: xuanhuongho/Shutterstock)

Thời tiết khắc nghiệt khiến trường học phải đóng cửa

Reuters đưa tin trong những tuần gần đây, hơn 40.000 học sinh ở nhiều nơi ở châu Á và Bắc Phi đã buộc phải nghỉ học do nhiệt độ cao. Chính phủ và các chuyên gia y tế cộng đồng trên khắp thế giới cũng ngày càng phải đối mặt với vấn đề trẻ em trong độ tuổi đi học phải đến lớp trong thời tiết nắng nóng.

Theo Liên Hợp Quốc, khoảng 17% trẻ em trong độ tuổi đi học trên thế giới không được đến trường. So với các nước phát triển, tỷ lệ trẻ em không được đi học cao hơn nhiều ở các nước đang phát triển. Gần 1/3 trẻ em ở khu vực châu Phi cận Sahara không được đi học, so với chỉ 3% ở Bắc Mỹ. Điểm kiểm tra của trẻ em ở các nước đang phát triển cũng đứng sau so với các nước phát triển.

Các chuyên gia nói với Reuters rằng các hiện tượng khí hậu cực đoan có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng toàn cầu, làm gia tăng khoảng cách học tập giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển ở vùng nhiệt đới, thậm chí giữa các khu vực giàu hơn và nghèo hơn của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, trẻ đi học trong thời tiết nắng nóng có thể bị ốm.

Cuối tháng Ba năm nay, khi nhiệt độ tăng vọt lên 45 độ C, Nam Sudan đã đóng cửa nhiều trường học, ảnh hưởng đến việc học tập của khoảng 2,2 triệu học sinh. Cuối tháng Tư, hàng ngàn trường học ở Philippines và Ấn Độ phải đóng cửa do nhiệt độ cao, hơn 10 triệu học sinh phải nghỉ học.

Ngày 1/5, Campuchia yêu cầu tất cả các trường công lập rút ngắn thời gian học 2 giờ để tránh tác hại do nhiệt độ cao vào buổi trưa.

Mặc dù nhiệt độ tăng lên mức nguy hiểm, nhưng Bangladesh vẫn đang do dự giữa việc đóng cửa các trường học với khoảng 33 triệu học sinh trong bối cảnh áp lực chuẩn bị cho kỳ thi. Với nhiệt độ vượt quá 43 độ C (109 độ F) ở thủ đô Dhaka của Bangladesh trong tuần này, học sinh lớp 9 Hena Khan đã gặp khó khăn trong việc tập trung vào việc học. Nữ sinh này nói với Reuters: “Môi trường giáo dục không thể duy trì trong cái nóng khắc nghiệt như vậy được. Giáo viên không thể dạy, học sinh không thể tập trung. Nói đúng hơn là mạng sống của chúng em đang gặp nguy hiểm.”

Ông Shumon Sengupta, Giám đốc tổ chức phi lợi nhuận Save the Children tại Bangladesh, cho biết nhiều trường học ở nước này không có quạt, hệ thống thông gió không đảm bảo và mái tôn không có khả năng cách nhiệt.

Vào năm 2023, Bangladesh từng cho trẻ nghỉ học trong 6-7 ngày vì nắng nóng. Đại diện Save the Children dự đoán số ngày nghỉ học của trẻ trong năm 2024 có thể sẽ tăng, thậm chí lên đến 3-4 tuần vì tháng Năm thường là tháng nóng nhất ở Nam Á.

Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến hiệu quả học tập

Ngay cả khi học sinh tiếp tục đến lớp trong đợt nắng nóng, việc học tập của các em có thể bị ảnh hưởng. Nhiệt độ cao sẽ làm chậm phản ứng nhận thức của não người và làm giảm khả năng tiếp thu, xử lý thông tin của học sinh.

Tạp chí Kinh tế Mỹ (American Economic Journal) cho biết, một báo cáo nghiên cứu khoa học năm 2020 cho thấy nếu học sinh trung học Mỹ tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn trong năm trước kỳ thi, thành tích của các em trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn sẽ kém hơn.

Ông Josh Goodman, nhà kinh tế của Đại học Boston và đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết ở những trường học có máy điều hòa, tác động tiêu cực của nhiệt độ cao phần lớn bị loại bỏ.

Theo nhiều cuộc khảo sát, khoảng 40-60% trường học ở Mỹ có ít nhất một hệ thống điều hòa. Còn những trường không có điều hòa thường ở các địa phương khó khăn hơn. Những trường học không có điều hòa nhiệt độ thường nằm ở những khu vực nghèo hơn, nơi học sinh đã tụt hậu về mặt học tập so với những học sinh ở khu vực giàu có hơn. Ông Goodman và các đồng nghiệp của ông nhận thấy kết quả học tập tương tự liên quan đến thời tiết nóng bức khi họ xem xét dữ liệu kiểm tra tiêu chuẩn hóa từ các quốc gia khác. “Khi học sinh ở những nơi này trải qua một năm thời tiết rất nóng, các em dường như học được ít hơn”.

Một nghiên cứu khoa học năm 2019 được công bố trong “Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ”(National Academy of Sciences) cho thấy, trẻ em Đông Nam Á tiếp xúc với thời tiết nắng nóng từ trong bụng mẹ và ngay từ khi còn nhỏ, sẽ có ít năm học hành hơn trong cuộc sống sau này.

Trí Đạt (theo Reuters)

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Nộp thêm 1 tỷ đồng, cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long được giảm 1 năm tù

Toà phúc thẩm tuyên giảm 1 năm tù cho ông Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ…

7 giờ ago

Ban Tôn giáo Chính phủ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chung quan điểm về sư Thích Minh Tuệ

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tuyên bố sư Thích Minh Tuệ không phải là…

8 giờ ago

Chiến lược gia Mỹ: ‘Sai lầm lớn’ khi để Trung Quốc và Nga xích lại gần nhau

Ông Michael Pillsbury, thành viên của Quỹ Di sản, cho biết hôm thứ Năm (16/5)…

11 giờ ago

Ông Zelensky đổ lỗi cho ‘cả thế giới’ về thất bại của Ukraine ở Kharkov

Tổng thống Vladimir Zelensky nói với ABC News trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ…

12 giờ ago

Một người thất bại, 98% là do thiếu 6 điều này

“Nếu bạn đúng, bạn không cần tức giận. Nếu bạn sai, bạn không có quyền…

13 giờ ago

TNS Mitt Romney: Tổng thống Biden lẽ ra nên ân xá cho ông Trump

Thượng nghị sĩ Mitt Romney cho rằng Tổng thống Joe Biden đã mắc sai lầm…

13 giờ ago