Thế Giới

Người sáng lập Telegram: 2 đảng chính trị ở Mỹ có cách hiểu khác nhau về Hiến pháp

Người sáng lập Telegram, tỷ phú Pavel Durov, cho biết hai lá thư ông nhận được cho thấy Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ có cách hiểu khác nhau về Hiến pháp Hoa Kỳ.

Ứng dụng nhắn tin Telegram là một trong những nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất trên thế giới. (Ảnh minh họa: BigTunaOnline/ Shutterstock)

Ngày 17/4, nhà báo chính trị, tác giả kiêm nhà bình luận thời sự người Mỹ Tucker Carlson đã công bố một video phỏng vấn độc quyền với người sáng lập Telegram trên mạng xã hội X.

Ông Carlson viết, ông Pavel Durov – người sáng lập ứng dụng truyền thông xã hội Telegram – có hơn 900 triệu người dùng trên toàn thế giới, đã ngồi tại văn phòng ở Dubai để tham gia cuộc phỏng vấn trước camera đầu tiên sau gần một thập kỷ.

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền này, ông Durov đã trả lời các câu hỏi về quyền riêng tư của thông tin người dùng.

Ông Durov cho biết, Telegram đã nhận được 2 lá thư từ các thành viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trong Quốc hội Hoa Kỳ. Trong đó các nghị sĩ của hai đảng thể hiện cách hiểu và quan điểm hoàn toàn khác nhau về Hiến pháp Hoa Kỳ.

Đầu tiên Telegram nhận được thư từ các thành viên Đảng Dân chủ của Quốc hội Hoa Kỳ, yêu cầu công ty cung cấp thông tin cá nhân của người dùng liên quan đến vụ bạo loạn ngày 6/1/2021. Nếu Telegram không phản hồi, các nhà lập pháp Đảng Dân chủ cho rằng Telegram sẽ vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ.

Hai tuần sau, Telegram lại nhận được một lá thư từ các thành viên Đảng Cộng hòa tại Quốc hội Hoa Kỳ. Trong đó nêu rõ rằng nếu Telegram tiếp tục cung cấp thông tin cá nhân của người dùng cho Đảng Dân chủ, hành vi này sẽ vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ.

Người sáng lập Telegram cho biết, cuối cùng ông đã chọn cách phớt lờ những lá thư từ các nghị sĩ của cả hai đảng tại Quốc hội Hoa Kỳ.

Ứng dụng nhắn tin Telegram là một trong những nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất trên thế giới. Ông Pavel Durov cho biết, khi Telegram lan rộng như một “đám cháy rừng”, trong tương lai một năm tới, số người dùng hoạt động hàng tháng có thể vượt quá 1 tỷ người.

Reuters đưa tin, Telegram có trụ sở tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất – UAE) và được thành lập bởi ông Durov, người sinh ra ở Nga.

Ông Durov rời Nga vào năm 2014 sau khi từ chối đóng cửa một nhóm đối lập Nga trên VK, nền tảng mạng xã hội Nga do ông thành lập. Tạp chí Fortune ước tính, ông Durov có tài sản trị giá 15,5 tỷ USD.

Durov cho biết ông rời Nga vì không thể chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào của chính phủ, và bác bỏ những ý kiến ​​cho rằng Telegram do Moscow kiểm soát. Các đối thủ cạnh tranh của Telegram đang lan truyền những tin đồn thất thiệt. Vì họ lo lắng về tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nền tảng truyền thông xã hội này.

Nói về việc rời Nga để tìm trụ sở phù hợp cho công ty của mình, ông Durov cho biết, ông thà được tự do còn hơn phải nhận lệnh từ bất kỳ ai. Ông từng làm việc ở Berlin, London, Singapore và San Francisco.

Các cơ quan chính phủ ở những nơi này quá quan liêu, đặc biệt là những cơ quan tuyển dụng nhân tài toàn cầu và hoạt động kém hiệu quả. Trên đường phố San Francisco, ông bị một người đàn ông đang cố cướp điện thoại tấn công.

Người sáng lập Telegram cho biết, ông chọn Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vì đây là “quốc gia trung lập”, hy vọng làm bạn với tất cả các nước và không liên minh với bất kỳ siêu cường nào. Vì vậy, đây là nơi tốt nhất để thiết lập một “nền tảng trung lập”.

Ông Durov cho biết, điều đáng lo ngại hơn nữa là ông nhận được sự chú ý quá mức từ các cơ quan an ninh Hoa Kỳ, bao gồm cả FBI. Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã cố gắng thuê một kỹ sư Telegram để tìm lỗ hổng trên nền tảng truyền thông xã hội.

Khi đề cập đến vấn đề tự do ngôn luận, ông Durov tin rằng thách thức lớn nhất không phải đến từ chính phủ, mà đến từ các đối thủ cạnh tranh lớn như Apple và Google của Alphabet.

Ông nói, về cơ bản, hai nền tảng này kiểm duyệt mọi thứ bạn đọc và truy cập trên điện thoại thông minh của mình. Apple và Google đã nói với Telegram rằng nếu không tuân thủ các quy tắc của họ, Telegram sẽ bị xóa khỏi cửa hàng ứng dụng của họ.

Khi nói về triển vọng phát triển trong tương lai của công ty, ông Durov cho biết Telegram có thể vượt quá 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trong vòng một năm. Hiện có 900 triệu người dùng đang hoạt động. Telegram phải là một nền tảng truyền thông xã hội “trung lập”, không phải là “người tham gia địa chính trị”.

Ông nói rằng Telegram có thể được sử dụng bởi cả các nhà hoạt động đối lập và chính phủ, nhưng Telegram sẽ không đứng về phía nào. Vì ông cho rằng việc cạnh tranh giữa các ý tưởng khác nhau có thể dẫn đến sự tiến bộ và tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người.

Đông Thần Vũ

Published by
Đông Thần Vũ

Recent Posts

Bí quyết giúp xây dựng mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn

Trong cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi việc chúng ta tiếp xúc với…

3 giờ ago

Một phụ nữ đâm 2 người bị thương tại trụ sở công an

Dùng ma túy gây ảo giác, cô gái 30 tuổi từng phải đi chữa trị…

3 giờ ago

Đồng Nai: Nổ lò hơi tại công ty gỗ, 6 người tử vong tại chỗ

Khoảng 8h10 ngày 1/5, một vụ nổ lớn xảy ra tại công ty sản xuất…

7 giờ ago

Dạy con giảm bớt căng thẳng bằng cách ngắm chim ngoài tự nhiên

Jennifer Sizeland bắt đầu cho con trai ngắm bầu trời, chim chóc khi cậu bé…

8 giờ ago

Ông Trump không loại trừ khả năng cắt giảm viện trợ cho Israel

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không loại trừ khả năng giảm…

8 giờ ago

Triết gia Dugin: Nga bảo vệ các giá trị truyền thống mà phương Tây rũ bỏ

Tâm lý bài Nga đang tăng cao chưa từng có tại phương Tây bắt nguồn…

9 giờ ago