Nhật Bản kêu gọi hòa bình ở eo biển Đài Loan khi TQ mô phỏng cuộc tấn công

Ngày 10/4, Nhật Bản nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình ở eo biển Đài Loan trong cuộc gặp giữa các quan chức cấp cao giữa Nhật Bản và Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh tổ chức ba ngày tập trận xung quanh đảo quốc này.

(Ảnh: Shutterstock)

Các cuộc đàm phán, tập trung vào những lo ngại về vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Đông, diễn ra khi Trung Quốc chấm dứt các cuộc tấn công mô phỏng để phản ứng lại chuyến quá cảnh của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tới Hoa Kỳ, mà tại đó bà đã gặp Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy.

Tokyo cũng kêu gọi Bắc Kinh ngừng đưa tàu tuần duyên của họ vào vùng biển của Nhật Bản, đồng thời bày tỏ thêm rằng Tokyo quan ngại sâu sắc về hoạt động quân sự của Bắc Kinh gần Nhật Bản và sự phối hợp của nước này với Nga.

“Chúng tôi bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, đồng thời nhắc lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan,” một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nhật Bản nêu rõ.

Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno cũng nói với các phóng viên: “Hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan không chỉ có tầm quan trọng đối với an ninh của Nhật Bản mà còn đối với sự ổn định của toàn bộ cộng đồng quốc tế.”

Trong cuộc đàm phán hôm 10/4, các quan chức Trung Quốc lên tiếng chỉ trích “những động thái tiêu cực” gần đây của Nhật Bản về các vấn đề Biển Hoa Đông và Biển Đông, quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) và Eo biển Đài Loan, Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh cho hay.

Tàu tuần duyên của cả hai quốc gia thường xuyên đối đầu nhau xung quanh quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và ở Trung Quốc là Điếu Ngư. Khu vực này vốn do Nhật Bản kiểm soát.

Cùng ngày 10/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, Bắc Kinh cũng yêu cầu Tokyo ngừng “mọi lời nói và hành động” vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, làm suy yếu các quyền và lợi ích hàng hải của nước này, đồng thời kiềm chế can thiệp vào vấn đề Đài Loan.

Bắc Kinh coi các cuộc gặp giữa các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ và Đài Loan là sự can thiệp vào công việc nội bộ của họ và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để đưa hòn đảo này về dưới sự kiểm soát của họ.

Phía Nhật Bản cũng lưu ý, họ phản đối việc xây dựng hai cấu trúc mới ở Biển Hoa Đông được phát hiện vào năm ngoái, nơi Trung Quốc đã xây dựng hơn chục giàn thăm dò khí đốt ở phía Tây đường trung tuyến giữa hai nước.

Khu vực này trên thực tế không có biên giới chính thức.

Tháng trước, Trung Quốc và Nhật Bản đã thiết lập một đường dây nóng quân sự để giúp xoa dịu bất kỳ sự cố nào ở vùng biển này.

Minh Ngọc (Theo Reuters)

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Đại diện cấp cao EU Josep Borrell: EU sẽ không công nhận Đài Loan

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell cho biết EU…

2 giờ ago

Bé gái 18 tháng tuổi khỏi bệnh điếc nhờ công nghệ gen mới

Sau khi điều trị bằng liệu pháp gen, bé gái bị điếc bẩm sinh đã…

3 giờ ago

Hơn 100 khinh khí cầu của ĐCSTQ đi vào eo biển Đài Loan vài tháng qua

Đài Loan đã phát hiện hơn 100 khinh khí cầu ĐCSTQ bay trên bầu trời…

4 giờ ago

Người Trung Quốc vượt biên vào Mỹ tăng kỷ lục: Đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia

Tình trạng người Trung Quốc vượt biên trái phép vào Mỹ đang tăng kỷ lục…

5 giờ ago

Người đưa tin COVID-19 thời đầu biến mất khi mãn hạn tù: Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc

Nhà báo công dân đưa tin về COVID-19 tại Vũ Hán thời đầu dịch bệnh…

5 giờ ago

3 học viên tự uống thuốc ho tử vong, phó phòng y tế cơ sở cai nghiện bị bắt

Ba học viên tại cơ sở cai nghiện ở Bà Rịa-  Vũng Tàu, tuổi từ…

5 giờ ago