Nhóm pháp lý của ông Trump phác thảo lập luận cho phiên tòa luận tội

Ngày 2/2, các luật sư của cựu Tổng thống Donald Trump và nhóm chịu trách nhiệm quản lý vụ luận tội thuộc Đảng Dân chủ đã đệ trình các bản ghi chú phiên tòa nhằm phác thảo sơ bộ hướng lập luận của họ cho phiên tòa luận tội tại Thượng viện bắt đầu từ ngày 8/2 sắp tới.

Phía Đảng Dân chủ cáo buộc Tổng thống Trump đã kích động một đám đông đột nhập vào Điện Capitol Hoa Kỳ ngày 6/1, bằng cách gieo rắc mối nghi ngờ về tính toàn vẹn của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Đáp lại, nhóm pháp lý của cựu Tổng thống phủ nhận cáo buộc này và lập luận rằng, phiên tòa luận tội đã vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ, vì ông Trump hiện không còn là tổng thống của nước Mỹ.

Các luật sư của ông Trump khẳng định rằng, Hiến pháp Hoa Kỳ quy định rằng “việc luận tội sẽ không đi quá ngoài việc cách chức, và không đủ tư cách để nắm giữ và tiếp tục một chức vụ”, ông Trump không thể bị xét xử vì ông không thể bị cách chức. Và do vậy, phiên tòa luận tội lần hai này là vi hiến.

Trong bản ghi chú, hai luật sư Bruce Castor và David Schoen nhấn mạnh: “Điều khoản hiến pháp yêu cầu một người đang thực sự giữ chức vụ mới bị luận tội. Vì Tổng thống thứ 45 không còn là ‘Tổng thống’, điều khoản ‘sẽ bị loại khỏi Văn phòng vì bị luận tội theo [tội danh]…’ là không thể thực hiện đối với Thượng viện, và do đó thủ tục pháp lý hiện tại trước Thượng viện là vô hiệu về mặt pháp lý ngay từ đầu, vì đi ngược lại với những ngôn từ rõ ràng trong Hiến pháp.”

Ngoài ra, các luật sư của ông Trump cũng khẳng định, bài phát biểu của ông ngày 6/1 được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp. “Không thể khẳng định rằng Tổng thống Trump đã kích động đám đông tham gia vào hành vi phá hoại,” họ viết trong bản ghi chú.

Họ còn lập luận rằng, những gì ông Trump với những người biểu tình, “Nếu các bạn không chiến đấu đến cùng, các bạn sẽ không còn đất nước nữa,” là được bảo vệ bởi quyền tự do ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất. Điều đó không nhằm kích động hành động bạo lực, mà là “nhu cầu đấu tranh cho an ninh bầu cử nói chung”, và ông Trump hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi nghi vấn kết quả bầu cử trong bài phát biểu của mình.

Về phía Đảng Dân chủ, nhóm phụ trách vụ luận tội lập luận rằng, các cựu quan chức vẫn có thể bị xét xử luận tội. Bản ghi chú của họ trích dẫn một số ví dụ trước đó (cho dù không liên quan đến chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ), cho rằng những Người lập Hiến của Hoa Kỳ đã không đưa ra một ngoại lệ cụ thể nào cho các cựu tổng thống. Họ nhận định, dự định của những Người lập Hiến là áp dụng các biện pháp luận tội và kết tội để ngăn chặn tham nhũng trong suốt nhiệm kỳ của các cựu tổng thống.

Bản ghi chú của phía Đảng Dân chủ nêu rõ: “Những Người lập Hiến quá hiểu để đưa ra một quy tắc mới trái ngược với thực tiễn lịch sử hàng thế kỷ, mà quy tắc đó cho phép các quan chức trốn tránh trách nhiệm giải trình, bằng cách từ chức vào phút cuối hoặc bằng cách đợi đến gần cuối nhiệm kỳ của họ để thực hiện hành vi lạm dụng, hoặc bằng cách che giấu hành vi sai trái cho đến khi họ rời khỏi công vụ.”

Bản ghi chú này còn trích dẫn có chọn lọc một đoạn trong bài phát biểu ngày 6/1 của Tổng thống Trump tại Washington làm bằng chứng, cho thấy ông đã kích động một cuộc bạo loạn, chẳng hạn, ông Trump đã kêu gọi những người biểu tình “chiến đấu đến cùng”, bất chấp ngữ cảnh của lời kêu gọi này là về nỗ lực từ nhóm pháp lý của ông nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của cuộc bầu cử: Chúng tôi chiến đấu đến cùng. Và nếu các bạn không chiến đấu đến cùng, các bạn sẽ không còn đất nước nữa.”

Một trích dẫn có chọn lọc khác từ phía Đảng Dân chủ cho thấy ông Trump đã nói: “Các bạn sẽ không bao giờ giành lại được đất nước của chúng ta với sự yếu nhược. Các bạn phải thể hiện sức mạnh, và các bạn phải mạnh mẽ.”

Tuy nhiên, họ đã lược đi phần trước đó trong bài phát biểu cho thấy ông Trump hướng đến các nhà lập pháp đang chuẩn bị xem xét và chứng nhận các phiếu bầu Cử tri đoàn hôm 6/1. “Chúng ta sẽ đi bộ tới Điện Capitol và chúng ta sẽ cổ vũ cho các thượng nghị sĩ, dân biểu và những phụ nữ dũng cảm của chúng ta, và chúng ta có lẽ sẽ không cổ vũ quá nhiều cho một số người trong số họ.”

Về phiên tòa luận tội, có tới 45 thượng nghị sĩ Cộng hòa đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết coi phiên tòa này là vi hiến. Thượng viện sẽ phải có tối thiểu 2/3 số phiếu cần thiết (67 phiếu) thì mới có thể buộc tội cựu Tổng thống.

Minh Ngọc (T/h)

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Những quốc gia sản xuất nhiều vàng nhất thế giới

Hơn 3.000 tấn vàng được sản xuất trên toàn cầu vào năm 2023, trong đó…

6 giờ ago

Nga đưa Tổng thống Ukraine vào danh sách truy nã

Moscow mở một vụ án hình sự chống lại Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và…

6 giờ ago

Chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng bị khởi tố

Sai phạm của ông Phạm Bé xảy ra trong thời gian ông làm Giám đốc…

11 giờ ago

Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt giam

Ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, có sai…

11 giờ ago

Sau NYT và RFA, Wall Street Journal tuyên bố rút khỏi Hồng Kông

Ngày 2/5, trước Ngày Tự do Báo chí Thế giới, tờ báo Wall Street Journal…

13 giờ ago

Bức xạ hạt nhân ở Nga làm người dân TQ giáp biên giới hoảng loạn

Một "nguồn phóng xạ" được phát hiện tại Khabarovsk của Nga, gần Trung Quốc, giá…

13 giờ ago