Tài liệu rò rỉ: Solomon có thể cho Trung Quốc triển khai hoạt động quân sự trên đảo

Một tài liệu bị rò rỉ do Công ty Phát thanh Truyền hình Úc (ABC) thu được cho thấy, quần đảo Solomon có thể cho phép Trung Quốc đóng tàu chiến hải quân và triển khai lực lượng quân sự ở đó, làm dấy lên mối lo ngại của cộng đồng quốc tế.

Cảnh các con tàu ở Iron Bottom Sound, qua Khu Phố Tàu và Xa lộ Kukum ở Honiara, Quần đảo Solomon. (Nguồn: Sam Lawrence Photography/ Shutterstock)

Một bức thư bị rò rỉ cho thấy những chi tiết về ý đồ của Trung Quốc qua một lời đề nghị từ người đứng đầu Công ty TNHH Kỹ thuật Công trình Hàng không Quốc tế (AVIC), một công ty hàng không quốc doanh có trụ sở tại Bắc Kinh, gửi tới Thủ hiến Leslie Kikolo của tỉnh Isabel thuộc Quần đảo Solomon vào ngày 29/09/2020.

Bức thư mà news.com.au thu thập được này có chữ ký của Chủ tịch công ty Tiền Vinh (Rong Qian) và mở đầu bằng đoạn sau:

“Chúng tôi, Công ty Kỹ thuật Công trình AVIC-INTL … gửi thư này để thể hiện ý định của chúng tôi trong việc nghiên cứu cơ hội phát triển các dự án cơ sở hạ tầng và hải quân trên khu đất được thuê cho Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân ở Tỉnh Isabel với thời gian độc quyền 75 năm.”

Liên kết đối tác với Quần đảo Solomon diễn ra sau khi kế hoạch nâng cấp một đường băng và cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại quốc đảo Thái Bình Dương Kiribati được đưa ra ánh sáng — Kiribati cách Hawaii 3.000 km (khoảng 1.865 dặm) về phía Tây Nam. Hoạt động nâng cấp này sẽ giúp cho các phi cơ quân sự lớn hơn có thể hạ cánh.

Ngày 13/4, Bộ trưởng Các vấn đề Thái Bình Dương, ông Zed Seselja, đã bay thẳng đến thủ đô Honiara của Quần đảo Solomon để thảo luận. Hoa Kỳ cũng đưa ra cảnh báo đối với quốc đảo này.

Vào tháng trước, một hiệp ước an ninh được đề xuất giữa quốc đảo Solomon ở Thái Bình Dương và Trung Quốc sẽ cho phép Trung Quốc đóng quân tại nước này, làm dấy lên mối lo ngại về an ninh khu vực. Ngoại giới lo ngại rằng Solomon có thể cho phép Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự ở đó để đổi lấy sự hỗ trợ thêm từ Bắc Kinh.

Ngày 12/4, khi Thủ tướng Úc Scott Morrison được hỏi về những biện pháp mà chính phủ sẽ thực hiện, nhằm đảm bảo ĐCSTQ sẽ không thiết lập các căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương, ông đáp: “Bạn sẽ nghe từ Thủ tướng của Quần đảo Solomon, họ sẽ không cho phép điều này xảy ra, ông ấy đã nói rất rõ ràng.”

Theo báo cáo của ABC, Chính phủ Úc đã cử Bộ trưởng Các vấn đề Thái Bình Dương Seselja đến Quần đảo Solomon vào ngày 13/4 để gặp Thủ tướng Manasseh Sogavare của nước này.

Sau đó, ông Seselja đã chỉ ra trong một tuyên bố rằng ông đã yêu cầu Thủ tướng Sogavare “cân nhắc kỹ việc không ký kết thỏa thuận này trên tinh thần cởi mở và minh bạch của khu vực, phù hợp với khuôn khổ an ninh của khu vực chúng ta và đàm phán với gia đình Thái Bình Dương.”

Tuyên bố cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh những phát biểu gần đây của Thủ tướng Sogavare rằng Úc vẫn là đối tác an ninh ưu tiên của Quần đảo Solomon và cam kết rằng Solomon sẽ không bao giờ bị các cường quốc nước ngoài sử dụng để thiết lập căn cứ quân sự hoặc các cơ sở quân sự khác.”

Trước đó, vào ngày 12/4, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Wendy Sherman, đã có một cuộc điện đàm với ông Jeremiah Manele, Bộ trưởng Ngoại giao Solomon, thảo luận về kế hoạch của Washington sẽ mở đại sứ quán Hoa Kỳ tại nước này.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Sky News, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, ông Bob Menendez, nhắc lại rằng các quốc gia ký kết những hiệp định an ninh như vậy có khả năng sẽ giao lại chủ quyền cho ĐCSTQ, “cuối cùng ĐCSTQ sẽ trở thành chủ nhân và quản gia của quý vị.”

Ông Menendez cho biết, khi nhìn lại những gì ĐCSTQ đã làm ở châu Phi và các nơi khác, mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là lén lút giành quyền kiểm soát chủ quyền của các quốc gia khác, thông qua những lời mời hợp tác tương tự. “Họ dường như đến với mục đích tốt, sau đó thực hiện các chính sách kinh tế mang tính cưỡng chế và cuối cùng sẽ chiếm dụng tài nguyên đất nước của quý vị làm tài nguyên của họ.”

Từ lâu Mỹ và Úc vẫn luôn lo ngại về khả năng Trung Quốc sẽ xây dựng các căn cứ quân sự ở Nam Thái Bình Dương. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã âm thầm gây ảnh hưởng đến Đông Timor, chi hàng trăm triệu đô la Mỹ xây dựng các cảng vận tải biển có thể được sử dụng làm căn cứ hải quân.

Năm 2021, tại quốc đảo Papua New Guinea ở châu Đại Dương bên bờ Thái Bình Dương, Bắc Kinh đã chuẩn bị mua đảo Daru, cách Úc chưa đầy 200 km. Việc Bắc Kinh xâm nhập quần đảo Solomon lần này đã khiến Mỹ và Úc tăng cường triển khai quân sự trong khu vực.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

‘Đánh’ thuốc an thần, cướp tài sản thân nhân người bệnh

Dùng thuốc an thần để dụ người đi chăm bệnh uống, nữ nghi phạm chờ…

2 giờ ago

Xả nước làm dự án, hồ Sông Mây khô cạn, cá chết hơn 100 tấn

Hơn 100 tấn cá nuôi trên diện tích mặt nước gần 197 ha, nay bị…

2 giờ ago

Lý do khiến khăn tắm ngày càng trở nên thô cứng

Khăn tắm nên được giặt thường xuyên để giữ vệ sinh, tuy nhiên trong quá…

4 giờ ago

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc của Ngoại trưởng Hoa Kỳ…

5 giờ ago

Tucker Carlson phỏng vấn triết gia bảo thủ người Nga Aleksandr Dugin

Nhà báo Mỹ Tucker Carlson vừa công bố cuộc phỏng vấn dài 20 phút với…

5 giờ ago

OpenAI bị khởi kiện tại châu Âu

Hôm 29/4 vừa qua, tổ chức bảo vệ dữ liệu châu Âu NOYB, cùng với…

5 giờ ago