Thái độ của Ý đối với ĐCSTQ đã nguội xuống

Trước đó, Ý đã ký bản ghi nhớ “Vành đai và Con đường” với Trung Quốc và trở thành nước sáng lập EU đầu tiên và là nước thành viên G7 chấp nhận “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.

Thủ tướng Ý Mario Draghi (Nguồn: Monika Flueckiger/Wikimedia)

Vào ngày 21/3/2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Rome của Ý và ký kết thỏa thuận “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” (BRI). Vào thời điểm đó, được bao quanh bởi 500 nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế cấp cao. Ông Tập Cận Bình được tiếp đón theo quy cách cấp cao, và tên của ông xuất hiện trên gần 30 biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác, tượng trưng cho dòng tiền sắp tới của Trung Quốc sẽ đổ vào Ý. 

Là thành viên đầu tiên của Nhóm 7 nước công nghiệp (G7) ôm lấy sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường”, Ý đã phớt lờ những lời chỉ trích gay gắt từ Mỹ và các đồng minh châu Âu. Các nhân vật chính trị, kinh doanh từ thành phố cảng Trieste (Ý) đến Rome đều theo đuổi cam kết đầu tư cơ sở hạ tầng 20 tỷ euro của chính quyền Bắc Kinh và họ mong muốn được chứng kiến ​​Trung Quốc tràn ngập hàng hóa “Made in Italy”.

Phó Thủ tướng Ý khi đó là ông Luigi Di Maio đã tuyên bố khi ký sáng kiến ​​rằng Ý đã thắng, và các công ty của Ý cũng đã thắng.

Trong chính phủ nhiệm kỳ đầu tiên của Thủ tướng Ý Giuseppe Conte từ năm 2018 đến 2019, ông Di Maio và đảng “Phong trào 5 sao” (5 Star Movement) của ông, có thể nói là những nhân tố chính thúc đẩy Ý lấy lòng Trung Quốc. Nhưng sau hai năm rưỡi và chính phủ liên minh nhiệm kỳ 2, thái độ của Ý đã hoàn toàn khác so với trước đó. 

Mặc dù nhiều thành viên chính phủ của ông Mario Draghi là những gương mặt cũ, nhưng thái độ của họ đối với Trung Quốc thậm chí còn thờ ơ hơn vì chính phủ đã có những suy nghĩ ​​khác biệt.

Ý đã phủ quyết hai khoản đầu tư quan trọng của Trung Quốc vào mùa xuân này và ủng hộ Thông cáo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tháng 6, cáo buộc rằng “dã tâm rõ ràng và các hành động độc đoán của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và các khu vực liên quan đến an ninh của NATO, tạo ra thách thức có tính hệ thống.”

Bộ trưởng Ngoại giao Ý Luigi Di Maio nói thẳng hơn: “Ý là một đối tác thương mại mạnh mẽ của Trung Quốc và hai nước có mối quan hệ lâu dài, nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ của chúng tôi với Mỹ và NATO”.

Thực tế, đường lối mới của Ý là kết quả của sự ảnh hưởng qua lại của nhiều yếu tố trong nước và quốc tế.

Trong số các nước châu Âu, công chúng Ý có quan điểm tiêu cực rất lớn về Bắc Kinh, phần lớn xuất phát từ việc họ không thích nhóm người gốc Hoa trong nước Ý.

Có khoảng 300.000 người Hoa ở Ý, là một trong những ‘thành trì [người Hoa]’ lớn nhất ở châu Âu. Phần lớn người Trung Quốc sống ở các vùng Veneto, Tuscany và Lombardy của Ý.

Có nhiều người Ý cho rằng nền kinh tế phụ do người Trung Quốc điều hành đang đe dọa người lao động địa phương và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ý, cũng như cái gọi là “lối sống của kiểu Ý“. Nó giống như một đối thủ đã từng nói rằng cái gọi là “Made in Italy“, tức là chỉ chính tay người Ý làm.

Các yếu tố đối nội dù quan trọng nhưng vẫn chưa đủ để giải thích sự thay đổi đột ngột trong thái độ của Ý đối với Trung Quốc, vì vậy, điều được coi là quan trọng là lập trường của các đồng minh, đã khiến Ý phải “bỏ Trung Quốc chuyển sang châu Âu”, khiến cho họ có thái độ lạnh nhạt với Trung Quốc.

27 nền kinh tế EU là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của nhau. Mặc dù dưới chế độ “chia sẻ chủ quyền” Liên minh Châu Âu, nhiều quyền lực đều được giao cho Brussels, nhưng nhiều quốc gia vẫn giữ quyền giám sát đầu tư nước ngoài. 

Tính đến năm 2017, gần một nửa số quốc gia thành viên EU không có “khuôn khổ giám sát đầu tư trực tiếp nước ngoài”, thậm chí Brussels cũng không có.

Lập trường của EU về chính sách kinh tế đối với Trung Quốc trở nên cứng rắn hơn. Từ năm 2017 đến năm 2018, Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu, cũng như hầu hết các đại sứ của các nước thành viên EU, đã chỉ trích chính sách “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, cho đến cả các thỏa thuận thương mại và đầu tư không cân bằng của nước này.

Cho đến năm 2020, cơ chế rà soát đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cuối cùng đã được áp dụng. Cơ chế này xác định những ngành phải bị hạn chế nghiêm ngặt, bao gồm cơ sở hạ tầng, công nghệ và năng lượng quan trọng.

Lần đầu tiên, Brussels công bố một báo cáo toàn diện về đầu tư nước ngoài bên ngoài EU. Báo cáo tiết lộ rằng các đối tác Trung Quốc chỉ kiểm soát 5.000 công ty trong năm 2007, nhưng đến năm 2017, con số này đã tăng lên hơn 28.000.

Theo cơ chế rà soát mới, mặc dù EU vẫn không thể áp đặt các hạn chế đối với các quốc gia thành viên, nhưng nó lại có thể thể hiện một cách hợp pháp mối quan tâm của EU đối với đầu tư của Trung Quốc và củng cố các mối quan tâm khác nhau dựa trên an ninh và “trật tự công cộng.”

Vương Quân, Vision Times

Xem thêm:

Vương Quân

Published by
Vương Quân

Recent Posts

Microsoft phản hồi tin đồn ồ ạt đưa nhân viên AI ở Trung Quốc ra nước ngoài

Cộng đồng mạng Trung Quốc chia sẻ thông tin hàng trăm người thuộc nhóm AI…

27 phút ago

Du khách nước ngoài bị bắt với cáo buộc mua dâm bé gái 15 tuổi

Một người đàn ông quốc tịch Hàn Quốc bị người môi giới dụ tham gia…

28 phút ago

ĐCSTQ ‘điểm danh’ 5 nhân vật chính trị Đài Loan

Văn phòng Sự vụ Đài Loan của ĐCSTQ hôm 15/5 đã nêu tên 5 nhân…

45 phút ago

Mỹ truy tố hai anh em đánh cắp 25 triệu USD tiền điện tử trong 12 giây

Hôm thứ Tư (15/5), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết, hai anh em nhà…

51 phút ago

Học theo ĐCSTQ, ngư dân Philippines tới Bãi cạn Scarborough tuyên bố chủ quyền

Tổ chức phi chính phủ ở Philippines đã kêu gọi tình nguyện viên và tàu…

60 phút ago

Tay chân dễ bị lạnh cảnh báo điều gì?

Có phải là do chứng dương hư nên tứ chi dễ bị lạnh? Về vấn…

2 giờ ago