The Economist: Cuộc chiến đẫm máu nhất năm 2022 không phải ở Ukraine

The Economist, tờ báo Anh quốc phân tích kinh tế và chính trị, báo cáo hôm Thứ Hai rằng cuộc chiến đẫm máu nhất thế giới năm 2022 là ở Ethiopia với hơn nửa triệu người thiệt mạng, chứ không phải ở Ukraine như tâm điểm chiến tranh của truyền thông quốc tế.

Biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ ở Canada, kêu gọi Mỹ can thiêp vào xung đột ở Tigray của Ethiopia hồi năm 2020. (Nguồn: Wandering views/ Shutterstock)

Dẫn chứng các con số từ Comfort Ero của Crisis Group, một tổ chức tư vấn (think-tank), tờ The Economist nói rằng “không một ước tính nào về Ukraine có thể sánh nổi” nếu so với 600.000 người không tham chiến được cho là đã thiệt mạng trong Chiến tranh Tigray từ năm 2020 đến năm 2022.

Số liệu từ Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) cho thấy khoảng 22.000 dân thường thương vong ở Ukraine, mà trong đó có hơn 8.000 người chết và 14.000 người bị thương, trong cuộc xung đột tính đến tháng 3/2023. 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Tổ chức Ân xá Quốc tế đều chỉ trích cộng đồng quốc tế vì đã không làm đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng Tigray và không quy trách nhiệm cho những người chịu trách nhiệm về những hành động tàn bạo. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng đã nhiều lần kêu gọi toàn cầu chú ý hơn đến cuộc xung đột vốn kết thúc vào tháng 11/2022 sau khi một thỏa thuận hòa bình được ký kết.

Mặc dù cuộc chiến ở Tigray đã “kết thúc”, The Economist đã bày tỏ lo ngại về xung đột sắc tộc tiếp theo.

“Trong khi quân đội chính phủ bị phân tâm bởi cuộc chiến ở Tigray, các thành viên của nhóm dân tộc lớn nhất Ethiopia, Oromo, đã hồi sinh một cuộc nổi dậy cũ và đang cố gắng đánh đuổi các nhóm dân tộc khác ra khỏi khu vực quê hương của họ,” tờ báo viết.

Cuộc xung đột vũ trang kéo dài hai năm ở Tigray được cho là kết quả của sự chia rẽ chính trị và sắc tộc lâu đời ở Ethiopia, cũng như hệ thống liên bang phức tạp của nước này. Căng thẳng giữa chính phủ Ethiopia và Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigrayan gia tăng khi dân quân Amhara và quân đội Eritrea đứng về phía chính phủ Ethiopia. Cuộc khủng hoảng được cho là đã dẫn đến việc phong tỏa Tigray, ngăn viện trợ nhân đạo đến tay người dân.

Theo The Economist, khi sự chú ý của truyền thông chuyển sang “giao tranh giữa các cường quốc Mỹ-Nga-Trung,” thì các cuộc xung đột ở “phần còn lại của thế giới” đang trở nên tồi tệ hơn.

“số người buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, lên khoảng 100 triệu người. Ngay cả khi nghèo đói toàn cầu đã giảm, số người tuyệt vọng cần viện trợ khẩn cấp đã tăng gấp đôi kể từ năm 2020, lên 340 triệu người. Khoảng 80% trong số này là do các cuộc xung đột ,” tờ báo bình luận.

Nhật Tân

Nhật Tân

Published by
Nhật Tân

Recent Posts

Bình luận: Putin thăm Trung Quốc và quan hệ Trung Quốc, Nga – Mỹ, châu Âu, Nhật Bản

Nhu cầu cấp bách hơn của ông Putin trong chuyến thăm Trung Quốc là gì?…

9 phút ago

Phòng đuối nước mùa nắng nóng: Biết bơi thôi chưa đủ

Trẻ em cần được trang bị nhiều kỹ năng để vui chơi an toàn, đồng…

2 giờ ago

Phó Tổng thống thứ nhất Iran Mohammad Mokhber được chỉ định thay cố Tổng thống Raisi

Phó Tổng thống thứ nhất Iran Mohammad Mokhber hôm thứ Hai (20/5) đã được Lãnh…

2 giờ ago

Đầu cơ vàng, đầu cơ đất đai ‘lũng đoạn’ nền kinh tế

Lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường…

2 giờ ago

Tân Tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc chấm dứt động thái đe dọa

Thứ Hai (20/5), trong bài phát biểu nhậm chức của mình, tân Tổng thống Đài…

3 giờ ago

Bàn về hôn nhân truyền thống: Sự trân trọng và lòng trung thành gắn kết nhân duyên

Thời xa xưa, con người xem hôn nhân là một nghi thức thiêng liêng, vợ…

5 giờ ago