Tổng thống Mỹ Joe Biden ký đạo luật quốc phòng trị giá 770 tỷ USD

Nhà Trắng công bố hôm 27/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thành luật Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài chính 2022, cho phép 770 tỷ USD chi tiêu quốc phòng.

Đầu tháng này, Thượng viện và Hạ viện đã bỏ phiếu thông qua dự luật quốc phòng với sự ủng hộ mạnh mẽ của cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Đây là đạo luật được thông qua hàng năm trong 6 thập niên qua và nhận sự chú ý bởi nhiều lĩnh vực khác khi giải quyết những vấn đề trong chính sách an ninh, quốc phòng Mỹ.

“Đạo luật sẽ mang tới những lợi ích sống còn, cải thiện quyền tiếp cận công bằng cho quân nhân và gia đình họ, và bao gồm những thẩm quyền quan trọng nhằm hỗ trợ năng lực phòng thủ quốc gia,” ông Biden cho biết sau khi ký NDAA.

Đạo luật NDAA cho phép tăng khoảng 5% chi tiêu quân sự so với năm ngoái, bao gồm việc tăng lương 2,7% cho binh sĩ và chi phí mua sắm máy bay và tàu hải quân, còn có các chiến lược nhằm đối phó với những mối đe dọa địa chính trị, đặc biệt là Nga và Trung Quốc.

Đáng chú ý, NDAA sẽ chi 300 triệu USD cho Sáng kiến ​​Hỗ trợ An ninh Ukraine để hỗ trợ lực lượng vũ trang của Ukraine; cung cấp 4 tỷ USD cho Sáng kiến ​​Phòng thủ châu Âu và 150 triệu USD cho hợp tác an ninh vùng Baltic.

Về phía Trung Quốc, dự luật gồm 7,1 tỷ USD cho Sáng kiến ​​Răn đe Thái Bình Dương và tuyên bố ủng hộ bảo vệ đảo Đài Loan, cũng như lệnh cấm Bộ Quốc phòng mua sắm các sản phẩm được sản xuất thông qua lao động cưỡng bức từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc.

Ngoài ra, NDAA cũng thành lập một ủy ban gồm 16 thành viên để nghiên cứu về cuộc chiến ở Afghanistan. Ông Biden đã kết thúc cuộc xung đột – cho đến nay là cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ – hồi tháng 8 vừa qua.

Tuy nhiên, một điểm cần chú ý là ngay cả khi Nhà Trắng báo trước việc thông qua NDAA, họ đã chỉ trích các điều khoản trong dự luật về việc cấm sử dụng ngân quỹ để chuyển những người bị giam giữ ở Vịnh Guantánamo đến nơi giam giữ của một số quốc gia nước ngoài hoặc vào Mỹ, trừ khi đáp ứng được một số điều kiện nhất định.

“Quan điểm lâu đời của Nhà Trắng cho rằng, những điều khoản này làm suy yếu quá mức khả năng của cơ quan hành pháp trong việc xác định thời điểm và địa điểm truy tố những người bị giam giữ ở Vịnh Guantánamo và đưa họ đi đâu khi được thả ra,” ông Biden nhấn mạnh trong một tuyên bố.

Được thành lập để giam giữ các nghi phạm nước ngoài sau vụ tấn công vào New York và Washington ngày 11/9/2001, nhà tù ở Vịnh Guantánamo được coi là biểu tượng cho sự thái quá của “cuộc chiến chống khủng bố” của Mỹ vì các phương pháp thẩm vấn khắc nghiệt mà các nhà phê bình cho là hình thức tra tấn.

Ông Biden bày tỏ hy vọng có thể đóng cửa nhà tù này trước khi hết nhiệm kỳ, nhưng chính phủ liên bang vẫn bị luật pháp cấm chuyển bất kỳ tù nhân nào đến các nhà tù trên đất liền Mỹ.

Minh Ngọc (Theo Reuters)

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Sáng 3-5, NHNN tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng

Sau phiên đấu thầu vàng bất thành, NHNN tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng…

3 giờ ago

Nhật Bản cam kết dẫn đầu trong việc thiết lập các quy tắc quốc tế về AI

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cam kết rằng quốc gia này sẽ đi đầu…

3 giờ ago

Iran áp đặt lệnh trừng phạt nhiều cá nhân, thực thể của Mỹ và Anh

Iran đã công bố áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân…

4 giờ ago

Tổng thống Zelensky: Ukraine cần đánh bại Nga để gia nhập NATO

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng nước này cần đánh thắng Nga trên…

4 giờ ago

Vụ hàng trăm người ngộ độc ở Đồng Nai: Một bệnh nhi ngưng tim, ngưng thở

Số bệnh nhân ngộ độc thực phẩm phải nhập viện sau khi ăn bánh mì…

7 giờ ago

Chuyên gia: Bắc Kinh muốn chia rẽ châu Âu, Mỹ có chiêu giúp châu Âu chống ĐCSTQ

Đầu tháng Năm, ông Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu, nhằm tận dụng cơ…

9 giờ ago