WHO dự đoán ngày kết thúc ‘giai đoạn cấp tính’ của đại dịch COVID-19

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus một lần nữa nhắc lại lời kêu gọi ưu tiên tiêm chủng cho khoảng 70% dân số thế giới. Ông nói thêm rằng điều này sẽ đảm bảo “giai đoạn cấp tính” của đại dịch COVID-19 kết thúc trong năm nay.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Nam Phi hôm 11/2, người đứng đầu WHO dự đoán giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch sẽ kết thúc vào “giữa năm nay, khoảng tháng 6, tháng 7” nếu mục tiêu tiêm chủng đạt được.

Ông lưu ý, việc vượt qua ngưỡng tiêm chủng đó “không phải là vấn đề may rủi” mà là “vấn đề của sự lựa chọn”, và quyết định huy động các nguồn lực để đạt được mục tiêu đó “nằm trong tay của chúng ta”.

Ông Tedros nhấn mạnh, “hơn 10 tỷ liều vắc-xin đã được sử dụng trên toàn cầu” trong hai năm qua, nhưng dù vậy thì “chiến thắng khoa học” của việc phát triển và triển khai vắc-xin COVID-19 đã bị “hủy hoại bởi sự bất bình đẳng lớn trong việc tiếp cận vắc-xin”.

Trong khi “hơn một nửa dân số thế giới hiện đã được tiêm chủng đầy đủ”, ông cho hay “84% dân số châu Phi vẫn chưa được tiêm một liều nào”. Mức độ tập trung sản xuất vắc-xin ở “một số quốc gia có mức thu nhập cao” là phần nào tạo nên “sự mất cân bằng này”.

Theo báo cáo, hiện mới chỉ có 11% người châu Phi được tiêm chủng, khiến châu lục này trở thành đại lục được tiêm chủng ít nhất trên thế giới. Tuần trước, văn phòng châu Phi của WHO cho biết khu vực này cần tăng tỷ lệ tiêm chủng lên gấp “sáu lần” mới có thể đạt được mục tiêu 70% dân số được tiêm chủng của WHO.

Để đạt được con số này, ông Tedros nhận định, “nhu cầu cấp thiết phải tăng cường sản xuất vắc-xin tại địa phương”“các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình”. Ông chỉ ra việc phát triển thúc đẩy sản xuất vắc-xin COVID công nghệ mRNA của Moderna tại châu Âu là một bước đầy hứa hẹn. Vắc-xin được được sản xuất bởi Afrigen Biologics and Vaccines thông qua một dự án chuyển giao công nghệ thí điểm, cùng với sự hỗ trợ của WHO và sáng kiến ​​COVAX.

Ngày 11/2, ông Ghebreyesus đã có chuyến thăm công ty công nghệ sinh học đầu tiên tại châu Phi sản xuất vaccine COVID-19. Ông bày tỏ: “Chúng tôi hy vọng loại vắc-xin này sẽ phù hợp hơn với các bối cảnh được sử dụng, với ít hạn chế hơn về bảo quản và giá thành thấp hơn.” 

Theo ông Ghebreyesus, vắc-xin đầu tiên do châu Phi sản xuất sẽ được thử nghiệm lâm sàng vào tháng 11 tới và dự kiến sẽ được phê duyệt vào năm 2024. 

Minh Ngọc (Theo RT)

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Bắc Ninh: Hơn 23.000ha lúa xuân bị nhiễm sâu bệnh

Mật độ sâu bệnh trên lúa tại Bắc Ninh cao hơn nhiều so với cùng…

21 phút ago

Đan Mạch cho phép bé gái 15 tuổi phá thai không cần sự đồng ý của cha mẹ

Chính phủ Đan Mạch hôm thứ Sáu (3/5) thông báo rằng họ sẽ cho phép…

1 giờ ago

Cựu đại sứ Mỹ: Đài Loan sẽ nhận được hỗ trợ của ông Trump nếu ông thắng cử

Cựu đại sứ Mỹ James Gilmore dưới thời Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy…

2 giờ ago

Nhật Bản khen thưởng những người làm khuyến đọc như thế nào?

Người làm khuyến đọc không làm vì phần thưởng hay giấy khen nhưng việc nhà…

2 giờ ago

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4.1975 (Kỳ 4)

Tháng 8.1975, học viên trường 15 NV (Làng cô nhi Long Thành cũ) cảm thấy…

2 giờ ago

Văn chương ích gì cho giới thợ thuyền – người lao động?

Văn chương, một nghệ thuật giúp ta mở rộng tầm mắt và trái tim trước…

2 giờ ago