Ba thay đổi lớn đối với giáo viên từ ngày 1/7/2020

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục 2019, Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức chính thức có hiệu lực thi hành. Theo quy định mới, có ba nội dung điều chỉnh liên quan trực tiếp đến giáo viên đáng chú ý.

Trình độ, hợp đồng lao động và tiền lương của giáo viên có sự điều chỉnh kể từ ngày 1/7/2020. Trong ảnh, một giáo viên dạy trường làng ở Kiên Giang, 2011. (Ảnh minh họa: Hydebrink/Shutterstock)

Bằng trung cấp sư phạm không còn được chấp nhận

So với Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009 (Điều 77), Luật Giáo dục 2019 (Điều 72) quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo lên cao hơn:

Giáo viên mầm non cần có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên (thay cho quy định cũ là trình độ trung cấp sư phạm).

Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đều yêu cầu có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (trước chấp nhận bằng trung cấp sư phạm đối với giáo viên tiểu học; bằng cao đẳng sư phạm hoặc bằng cao đẳng + chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở; bằng đại học sư phạm hoặc bằng đại học + chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông).

Trường hợp các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, với môn học không đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì giáo viên cần phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp + chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Giảng viên giảng dạy trình độ đại học cần có bằng thạc sĩ; giảng viên giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ cần có bằng tiến sĩ (theo quy định cũ, giảng viên cao đẳng, đại học có bằng tốt nghiệp đại học trở lên + chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với giangr viên giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ).

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp, trong đó người có bằng tốt nghiệp trung cấp chỉ được đảm nhiệm dạy trình độ sơ cấp.

Giáo viên sẽ không còn được hưởng phụ cấp thâm niên

Điều 76 Luật Giáo dục 2019 quy định tiền lương của giáo viên sẽ được xếp phù hợp với vị trí việc làm và nhận phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.

Theo quy định này, giáo viên sẽ không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề mà sẽ được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề – loại phụ cấp áp dụng với người vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành là nghệ nhân ưu tú trở lên…

Theo quy định cũ, giáo viên công tác từ 5 năm trở lên được phụ cấp 5%, mỗi năm công tác được thêm 1%.

Tuy nhiên, đến ngày 10/6/2020, các bảng lương mới theo vị trí việc làm, việc sắp xếp lại các loại phụ cấp mới chưa được quyết định. Việc xem xét chưa cải cách tiền lương công chức, viên chức từ năm 2021 cũng bị lùi lại do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Theo báo Lao Động ngày 10/6/2020, ông Hoàng Đức Minh – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết Chính phủ chưa ban hành hệ thống lương mới thì mọi chế độ vẫn được thực hiện như cũ.

Bỏ chế độ “viên chức suốt đời”

Giáo viên tại vùng sâu, vùng xa vẫn được làm việc theo chế độ biên chế. Trong ảnh, một lớp tiểu học tại Hà Giang, 2016. (Ảnh minh họa: Thi/Shutterstock)

Theo Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, viên chức (trong đó bao gồm giáo viên) được tuyển dụng từ ngày 1/7/2020 trở đi sẽ ký loại hợp đồng xác định thời hạn chứ không ký hợp đồng không xác định thời hạn (“biên chế”) như trước.

Thời hạn hợp đồng là từ 12 tháng tới 60 tháng (từ 1-5 năm), kéo dài hơn so với luật cũ (1-3 năm).

Có 3 trường hợp viên chức sẽ được tiếp tục áp dụng loại hợp đồng không xác định thời hạn là: viên chức được tuyển dụng trước 1/7/2020 (đã có hợp đồng không xác định thời hạn); cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức; viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Đối với viên chức ký hợp đồng xác định thời hạn, việc ký tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng được quy định như sau:

Trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức.

Trường hợp không ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Nguyễn Quân

Xem thêm:

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

Miền Bắc sắp đón nắng nóng sau hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống

Khoảng giữa tháng 5 (ngày 15/5), khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có thể…

33 phút ago

Chuyện người Hoa ‘chào đón’ mỗi khi ‘ông trùm’ ĐCSTQ công du nước ngoài

Mỗi khi ‘ông trùm’ ĐCSTQ đi thăm nước nào sẽ chứng kiến đông đảo người…

58 phút ago

Việt Nam lên tiếng về kênh đào Phù Nam Techo

Việt Nam mong Campuchia tiếp tục phối hợp với Việt Nam và các nước trong…

1 giờ ago

Tỷ phú Warren Buffett trả lời về các khoản đầu tư vào Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc

Tỷ phú Warren Buffett cho biết, mục tiêu đầu tư chính của Berkshire sẽ vẫn…

1 giờ ago

Ngày ông Tập đến Pháp, người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng tổ chức biểu tình ở Paris

Người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng đã tổ chức 2 cuộc biểu tình…

2 giờ ago

Vụ bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai: Đã tìm khắp các lô cao su, sông suối, giếng hoang

Từ khoảng đầu giờ chiều 3/5, cháu T.M.P. (8 tuổi) ở huyện Thống Nhất, tỉnh…

2 giờ ago