Categories: Thời sựViệt Nam

Bộ KH&CN: Đăng tin sai ‘WHO chấp thuận kit xét nghiệm của Việt Á’ là do… báo chí chính thống

Bảy ngày sau động thái gỡ tin, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đính chính thông tin “Bộ KIT xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận” đã công bố hơn một năm qua, cho rằng Bộ đăng tin sai là do báo chí chính thống. 

Bản đính chính thông tin ‘Bộ KIT xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận’ của Bộ KH&CN, tối 27/12/2021. (Ảnh chụp màn hình/most.gov.vn)

Với tiêu đề “Đính chính thông tin “Bộ KIT xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận”, lần đầu tiên Bộ KH&CN chính thức lên tiếng về sự việc này, bao gồm việc đăng tin và gỡ tin bất ngờ.

Tuy nhiên, Bộ KH&CN lý giải việc Bộ này công bố tin sai “WHO chấp thuận bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam” (do Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á sản xuất) là do tổng hợp thông tin từ… báo chí chính thống.

Thông tin đính chính do Bộ KH&CN đăng tải như sau:

“Trong khoảng thời gian từ ngày 25, 26/4/2020, một số cơ quan báo chí chính thống đã đăng tải bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận.

Trên cơ sở tổng hợp nguồn tin từ các cơ quan báo chí chính thống, vào lúc 15h36 ngày 26-4-2020, bản tin “Bộ KIT xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận” đã được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ KH&CN (www.most.gov.vn) và bản tin này đã được gửi tới một số phóng viên theo dõi lĩnh vực KH&CN tham khảo như thông lệ khi ngành KH&CN có sự kiện hoặc thành tựu nổi bật.

Sau khi phát hiện có sai sót, để có thời gian xem xét, đánh giá lại toàn bộ quá trình, bản tin đã được tạm gỡ trên Cổng thông tin của Bộ KH&CN.

Các đơn vị chức năng có liên quan đã kiểm tra lại và nhận thấy có sự sai sót trong quá trình tổng hợp, biên tập, kiểm chứng thông tin và cung cấp thông tin để đăng trên Cổng thông tin của Bộ KH&CN”.

Từ đó, Bộ KH&CN công bố đính chính lại thông tin trên, rằng: “Ngày 24/4/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận yêu cầu xin đánh giá sử dụng khẩn cấp (EUL) cho bộ kit “LightPower iVA SAR-CoV-2 1st RT-rPCR Kit” của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á”.

Một tuần trước bản đính chính trên, toàn bộ các bản tin do Bộ KH&CN đăng trên trang web về việc bộ kit xét nghiệm của Công ty Việt Á được Bộ Y tế Anh cấp giấy chứng nhận và WHO công nhận (hiển thị trên trang kể từ đầu năm 2020) đều bị gỡ bỏ không kèm thông báo. Động thái trên diễn ra liền sau khi Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á – ông Phan Quốc Việt bị bắt, và báo chí nhà nước đồng loạt chỉ ra bộ kit xét nghiệm của Công ty Việt Á không được WHO chấp thuận.

Đáng lưu ý, báo Tuổi Trẻ tái khẳng định ngoài đăng tin trên Cổng thông tin điện tử của bộ, ngày 26/4/2020, Bộ KH&CN đã gửi thông cáo báo chí qua email đến các cơ quan báo chí với thông tin đầy đủ khẳng định “bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận”.

Bộ sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á được báo Chính phủ giới thiệu, tháng 3/2020. (Ảnh: Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á/dẫn qua chinhphu.vn)

Ngoài động thái “đá” trách nhiệm sang “báo chí chính thống”, ba ngày trước, ngày 24/12, Bộ KH&CN công bố thông tin chi tiết về dự án : “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng virus corona mới 2019 (2019-nCoV)” mã số ĐTĐL.CN.29/20 – dự án nghiên cứu kit xét nghiệm do Học viện Quân Y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu, sản xuất.

Tổng kinh phí của dự án được công bố là 18,98 tỷ đồng, chi từ ngân sách sự nghiệp khoa học. Thời gian thực hiện theo hợp đồng đã ký kết từ tháng 2/2020 đến tháng 7/2021. Thời gian thực tế thực hiện từ tháng 2/2020 đến tháng 10/2021 (sau khi được gia hạn thêm đến tháng 10/2021).

PGS-TS Hồ Anh Sơn (Học viện Quân y) làm chủ nhiệm dự án; ông Phan Quốc Việt – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á là một trong 17 thành viên dự án (gồm 13 người của Học viện Quân y, 4 người của Công ty Việt Á).

Bộ KH&CN công bố dự án sẽ được Bộ KH&CN tổ chức đánh giá, nghiệm thu vào tháng 12/2021 tại trụ sở của bộ. Ngoài tin công bố trên, hiện tại, chưa có bất cứ thông tin này về việc Bộ KH&CN sẽ tổ chức triển khai việc đánh giá, nghiệm thu.

Cần lưu ý, cả thông tin chi tiết về dự án và bản đính chính đều không giải đáp cho câu hỏi: Vì sao đề tài khoa học vừa đi vào nghiên cứu từ tháng 2/2020, một tháng sau đã được ứng dụng sản phẩm khi Bộ Y tế cấp phép cho lưu hành theo Quyết định  số 774/QĐ-BTY ngày 4/3/2020 và Bộ KH&CN tổ chức họp báo công bố sản phẩm vào ngày 5/3/2020? Vì sao tin “sai sót” không được “sửa” trong hơn một năm qua? Người nào chịu trách nhiệm đối với việc Bộ KH&CN công bố tin sai?…

Nguyễn Quân

Xem thêm:

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

Cuộc tranh biện tổng thống Trump-Biden ngày 27/6 trên CNN có gì đặc biệt?

Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Donald Trump đã nhận lời và sẽ tham…

60 phút ago

Kiên Giang khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh

Công trình Quảng trường trung tâm và Tượng đài ông Hồ Chí Minh chiếm diện…

2 giờ ago

Tỉnh ủy Bình Phước chỉ đạo vụ Tỉnh ủy viên xâm hại đồng tính

Giới chức Đảng và chính quyền tỉnh Bình Phước xác nhận đang làm rõ vụ…

5 giờ ago

Xe buýt điện Trung Quốc đổ bộ thị trường EU, hãng xe châu Âu lâu đời phá sản

Nhu cầu thị trường về xe buýt điện đang dần mở rộng ở Châu Âu.…

6 giờ ago

Ông Zelensky chỉ trích phương Tây vì muốn chấm dứt xung đột

Tổng thống Ukraine tuyên bố lực lượng Kiev sẽ thành công hơn trên chiến trường…

6 giờ ago

Nói về món ăn miền Nam

Sau thử thách, nhiều món ăn lạ được định hình hoặc bị lãng quên để…

7 giờ ago