Categories: Thời sựViệt Nam

Bộ NN&PTNT phản bác việc Trung Quốc nói phát hiện nCoV trên nông thủy sản Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam đã phản bác lại thông tin từ phía Trung Quốc rằng có virus corona SARS-CoV-2 trên nông thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam trong thời gian qua.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (Ảnh: Bộ NN&PTNT)

Hôm 5/10, Bộ NN&PTNT đã tổ chức buổi Họp báo thường kỳ quý III năm 2021 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến.

Liên quan đến việc thời gian qua, Trung Quốc liên tục thông báo phát hiện virus SARS-CoV-2 trên xe chở nông, thủy sản của Việt Nam và tạm dừng nhập khẩu một số loại nông sản, Thứ trưởng Tiến đã phản biện thông tin này.

“Đầu tiên, Trung Quốc nêu họ phát hiện virus SARS-CoV-2 có trên bao bì thủy sản của Việt Nam xuất từ Tiền Giang. Tuy nhiên, lúc đó Tiền Giang không có ca nào F0, nên chúng tôi khẳng định không có lý do gì lây nhiễm sang hàng. Có thể ở trong quá trình vận chuyển qua các cảng ở Trung Quốc bị lây nhiễm,” ông Tiến nói.

Theo ông Tiến, sau khi Bộ NN&PTNT phản ánh, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã kiểm tra lại và thừa nhận virus lây nhiễm trong quá trình vận chuyển tại nước này.

Đến nay, các tổ chức quốc tế như WHO, FAO…đều khẳng định chưa có căn cứ khoa học nào cho thấy virus lây nhiễm từ thực phẩm, thực vật, nông sản sang người. 

Trước đó, hôm 15/9, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công thương) thông báo Trung Quốc đã tạm dừng nhập khẩu mặt hàng thanh long tại Đông Hưng, Quảng Ninh do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì bọc quả và thùng các-tông đựng thanh long nhập khẩu từ Việt Nam.

Phía Trung Quốc cho hay nếu tiếp tục phát hiện virus SARS-CoV-2 (bằng phương pháp xét nghiệm PCR) trên thanh long hoặc mặt hàng khác, cơ quan phòng chống dịch COVID-19 Đông Hưng sẽ gia hạn thời gian tạm dừng thông quan nhập khẩu thêm 1 tuần đối với mặt hàng đó. Nếu phát hiện 3 lần dương tính, mặt hàng đó sẽ bị tạm dừng thông quan 4 tuần.

Hiện tại, Trung Quốc đang đưa hàng rào kỹ thuật trong việc nhập khẩu nông sản, thực phẩm từ 60 quốc gia. 

Từ ngày 1/1/2022, Lệnh 248 “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” và Lệnh 249 “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu ” của Trung Quốc sẽ chính thức có hiệu lực. Khi đó, hàng hóa của các quốc gia xuất sang thị trường này sẽ được kiểm tra chặt chẽ hơn trước. 

Hiện thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam đang có sự chuyển dịch rõ rệt. Mỹ trở thành quốc gia nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, với 28,6% thị phần, Trung Quốc 19,1%, Nhật Bản 6,8%, Hàn Quốc 4,3%.

Thanh Thủy

Xem thêm:

Thanh Thủy

Published by
Thanh Thủy

Recent Posts

Vụ nghi vấn bao che doping Trung Quốc: Cơ quan thế giới chỉ trích cơ quan Mỹ

Tờ New York Times tiết lộ cách đây một tháng rằng, 23 vận động viên…

4 giờ ago

Liên minh châu Âu loan báo cấm thêm bốn hãng truyền thông Nga

Hội đồng châu Âu hôm thứ Sáu (17/5) loan báo cấm thêm bốn hãng truyền…

6 giờ ago

Đường dây buôn bán động vật quý hiếm từ Trung ra Bắc bị phát hiện

Một đường dây buôn bán động vật quý hiếm vừa bị phát hiện, 17 cá…

6 giờ ago

Tổng thống Zelensky nêu chi tiết nhu cầu vũ khí của Ukraine

Tổng thống Ukraine Zelensky hôm thứ Sáu (17/5) nói rằng Kyiv cần thêm các hệ…

7 giờ ago

Một đường dây tổ chức cho người Việt trốn sang Hàn Quốc

Nhiều người Việt trả tiền để được làm giấy tờ xuất cảnh sang Hàn Quốc…

8 giờ ago

Hãy khám bác sĩ ngay nếu có 5 tình trạng này ở bàn chân

Hoàng Hiên là một chuyên gia chăm sóc lồng ngực đã chia sẻ rằng, bạn…

9 giờ ago