Categories: Thời sựViệt Nam

Bộ TN-MT sẽ thanh tra việc sử dụng đất tại 3 doanh nghiệp lớn

Ba doanh nghiệp bị thanh tra gồm Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra).

Bộ TN-MT sẽ thanh tra việc sử dụng đất tại 3 doanh nghiệp lớn. (Ảnh: Văn Trí)

Ngày 27/3, tại cuộc họp báo thường kỳ quý I-2019 của Bộ TN-MT, ông Lê Vũ Tuấn Anh – Chánh thanh tra bộ cho biết bộ trưởng Trần Hồng Hà đã phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2019.

Theo kế hoạch, Bộ sẽ tập trung kiểm tra việc quản lý sử dụng đất tại 3 tập đoàn, công ty lớn là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra).

Thanh tra Bộ sẽ trực tiếp thanh tra đất đai, môi trường, tài nguyên nước đối với các dự án có quy mô sử dụng đất lớn, các tổ chức sử dụng đất có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường tại 4 tỉnh Bắc Ninh, Cà Mau, Gia Lai và Kon Tum.

Tổng cục Quản lý đất đai cũng sẽ thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế theo đề án “Tăng cường xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai đến năm 2020” tại 5 tỉnh, gồm: Hà Nam, Nghệ An, Bình Dương, Tây Ninh, Hải Dương.

Đồng thời, thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các dự án FDI và các dự án khác sử dụng nhiều diện tích đất, mặt nước ven biển nhưng chậm triển khai, hoạt động kém hiệu quả (theo Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ) tại 2 tỉnh, gồm: Khánh Hòa và Bình Thuận.

Ngoài ra, Tổng cục Quản lý đất đai cũng được giao kiểm tra việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Trọng tâm là việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền; việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn 5 tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Bạc Liêu, Thành phố Hồ Chí Minh, và Kiên Giang.

Ông Lê Vũ Tuấn Anh cho biết Bộ sẽ tập trung thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng và phản ánh của người dân, doanh nghiệp.

Chúng tôi dự kiến dành 50 – 60% kinh phí và nguồn nhân lực để bố trí phục vụ cho các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, tham gia phối hợp với các đơn vị khác trong công tác thanh tra, kiểm tra” – ông Tuấn Anh nói.

Trước đó năm 2018, Bộ TN-MT đã thanh tra 72 doanh nghiệp, phát hiện 16 doanh nghiệp sai phạm, đình chỉ 3 doanh nghiệp, 13 doanh nghiệp còn lại nhận quyết định xử phạt hành chính.

Văn Duy

Xem thêm:

Văn Duy

Published by
Văn Duy

Recent Posts

Nhật Bản loay hoay với đồng Yên xuống giá

Sau khi Ngân hàng TW Nhật Bản tuyên bố duy trì mức lãi suất ngắn…

8 giờ ago

Ứng viên tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy Jr. : Lệnh cấm TikTok là vi hiến

Ứng cử viên tổng thống độc lập của Hoa Kỳ Robert F. Kennedy Jr. có…

10 giờ ago

Cô chó đập cửa thông báo cứu cả gia đình khỏi đám cháy nghiêm trọng

Nếu không có cô chó Molly cảnh báo thì cả gia đình Miller đã chìm…

13 giờ ago

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh yếu sau đợt nắng ‘gay gắt’

Theo chuyên gia khí tượng, khoảng sau ngày 30/4, trong 1-2 ngày đầu tháng 5,…

14 giờ ago

Cà Mau kiểm tra các dự án điện gió sau sự cố rơi cánh quạt

Một số nhà máy điện gió bị phát hiện hiện một số thiếu sót như…

14 giờ ago

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines phủ nhận việc đạt được thỏa thuận với ĐCSTQ

Philippines bác bỏ tuyên bố của ĐCSTQ rằng hai bên đã đạt được các thỏa…

15 giờ ago