Cá lại chết trắng trên sông Châu Giang

Từ ngày 6/9, nguồn nước ô nhiễm từ thượng nguồn là sông Nhuệ-sông Đáy chảy về khiến sông Châu Giang (tỉnh Hà Nam) chuyển màu nước đen sẫm, hàng tấn cá chết nổi trắng mặt sông, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Anh Nguyễn Văn Luận (làng Lê Xá) phải vớt cá chết lên để chôn xuống đất cho khỏi ô nhiễm. Màu nước sông vẫn đang đen đặc. (Ảnh: hanamtv.vn)

Theo Truyền hình Hà Nam, nhiều ngày qua, cả dòng sông Châu chảy qua địa phận xã Tiên Sơn –  Thị xã Duy Tiên có màu nước đen đặc, bốc mùi hôi thối khiến cả nguồn nước lẫn không khí trong khu vực bị ô nhiễm nặng. Cá nuôi trong các đăng cá (lưới) quây trên sông nổi chết trắng. Gia đình anh Nguyễn Văn Luận (làng Lê Xá, xã Tiên Sơn) bị chết khoảng 7 tấn cá, 100 triệu đầu tư mất trắng.

Anh Phạm Văn Phúc, người cùng làng, mỗi ngày phải vớt số cá chết lên tới 5-7 tấn, ước tính mất gần 150 triệu, theo Báo Hà Nam. Ông Nguyễn Văn Cứ thất thần nói giờ vớt cũng chẳng có chỗ chôn, mùi hôi thối bốc lên, bà con hàng xóm không chịu được mà mình cũng phiền lòng…

Người dân địa phương cho hay các hộ dân đều nuôi theo kiểu tự phát nên khi xảy ra sự cố thì không có cơ chế hỗ trợ, đền bù. Nhưng người dân không biết chuyển nghề gì khác nên nước ô nhiễm khiến cá chết nhiều lần vẫn gắng chịu.

Theo báo cáo của Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc công bố vào ngày 20/8, lưu vực sông Nhuệ – Đáy (LVS) có chất lượng nước mặt kém nhất các LVS khu vực phía Bắc. 62% số điểm quan trắc trên LVS này cho kết quả WQI <50 ở mức xấu đến rất xấu, trong đó 31% số điểm cho giá trị WQI <25, nước bị ô nhiễm nặng, theo Truyền hình Hà Nam.

Lực vực sông Nhuệ – Đáy chạy qua 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hoà Bình, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Tại Hà Nam, Báo Hà Nam dẫn kết quả thử nghiệm của Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường cho biết nước sông Châu có độ kiềm yếu, bị nhiễm Amoniac (NH3) nặng; tại cầu Câu Tử, nồng độ NH4+ (phản ứng của amoniac (NH3) với một hydro ion (H+)) cao hơn 18  lần cho phép…

Theo truyền thông của tỉnh Hà Nam, các đợt ô nhiễm này diễn ra từ 10-12 lần mỗi năm, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khỏe, nguồn thu nhập của người dân.

Trong một đợt ô nhiễm hồi năm 2018, báo Lao Động dẫn lời một quan chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam cho biết nguyên nhân khiến sông Châu Giang bị ô nhiễm chủ yếu do nguồn nước thải của Hà Nội đổ về. Nước thải sinh hoạt chưa được xử lý từ sông Tô Lịch chảy qua đập Thanh Liệt (Hà Nội) đổ về hạ lưu, trong đó có sông Nhuệ, sông Đáy, sông Châu của Hà Nam.

Mặc dù theo cam kết giữa TP Hà Nội và tỉnh Hà Nam là hàng năm từ ngày 15/10 năm đến ngày 15/4 năm sau, phía Hà Nội không được mở cống tại đập Thanh Liệt để nước thải chảy về các dòng sông của Hà Nam, điều này đã không được thực hiện.

Nguyễn Quân

Xem thêm:

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

Gen Z không hạnh phúc bằng các thế hệ trước, lý do là đây

Thật khó để chúng ta định nghĩa hạnh phúc nhưng một bộ phận Gen Z…

10 phút ago

Miền Bắc sắp đón nắng nóng sau hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống

Khoảng giữa tháng 5 (ngày 15/5), khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có thể…

51 phút ago

Chuyện người Hoa ‘chào đón’ mỗi khi ‘ông trùm’ ĐCSTQ công du nước ngoài

Mỗi khi ‘ông trùm’ ĐCSTQ đi thăm nước nào sẽ chứng kiến đông đảo người…

1 giờ ago

Việt Nam lên tiếng về kênh đào Phù Nam Techo

Việt Nam mong Campuchia tiếp tục phối hợp với Việt Nam và các nước trong…

1 giờ ago

Tỷ phú Warren Buffett trả lời về các khoản đầu tư vào Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc

Tỷ phú Warren Buffett cho biết, mục tiêu đầu tư chính của Berkshire sẽ vẫn…

2 giờ ago

Ngày ông Tập đến Pháp, người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng tổ chức biểu tình ở Paris

Người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng đã tổ chức 2 cuộc biểu tình…

2 giờ ago