Categories: Thời sựViệt Nam

Cần hơn 1 triệu tỷ đồng cho các chương trình kinh tế, xã hội, môi trường giai đoạn 2016- 2020

1.139.235 tỷ đồng là tổng mức đầu tư cho các chương trình kinh tế, xã hội, môi trường của quốc gia trong 5 năm tới. Con số này gấp 3,5 lần tổng mức đầu tư trong 5 năm vừa qua. 

Trong 5 năm (2016-2020), Chính phủ dự kiến đầu tư 49.248 tỷ đồng nhằm phát triển kinh tế thủy sản bền vững, trong đó bao gồm bảo vệ môi trường sinh thái và an ninh biển. Trong ảnh, ngư dân ở làng chài Mũi Né (Bình Thuận) đang thu lưới. (Ảnh minh họa/dẫn qua kay.vn)

Cuối tháng 8 vừa qua, Chính phủ vừa phê duyệt nội dung Nghị quyết 73/NQ-CP về mục tiêu, phạm vi và tổng vốn thực hiện 21 Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020. Trong đó, tổng vốn cho mỗi chương trình như sau:

– Đầu tư 49.248 tỷ đồng vào chương trình phát triển thủy sản.

– Đầu tư 59.599 tỷ đồng vào chương trình đầu tư phát triển lâm nghiệp.

– Đầu tư 592.935 tỷ đồng vào chương trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư nông thôn.

– Đầu tư 20.413 tỷ đồng vào các mục tiêu Y tế – Dân số.

– Đầu tư 22.500 tỷ đồng vào chương trình đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương.

– Đầu tư 9.227 tỷ đồng vào chương trình đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống tội phạm và ma túy.

– Đầu tư 18.985 tỷ đồng vào chương trình an ninh quốc phòng trên địa bàn trọng điểm.

– Đầu tư 5.100 tỷ đồng vào chương trình giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.

– Đầu tư 15.520 tỷ đồng vào chương trình giáo dục nghề nghiệp – việc làm và an toàn lao động.

– Đầu tư 11.655 tỷ đồng vào chương trình phát triển hệ thống trợ giúp xã hội.

– Đầu tư 13.267 tỷ đồng vào chương trình phát triển văn hóa.

– Đầu tư 4.648 tỷ đồng vào chương trình xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích.

– Đầu tư 15.866 tỷ đồng vào chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

– Đầu tư 189.337 tỷ đồng vào chương trình phát triển kinh tế – xã hội các vùng.

– Đầu tư 10.000 tỷ đồng vào chương trình hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương.

– Đầu tư 30.186 tỷ đồng vào chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo.

– Đầu tư 63.600 tỷ đồng vào chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

– Đầu tư 35.000 tỷ đồng vào chương trình phát triển hạ tầng du lịch.

– Đầu tư 7.920 tỷ đồng vào chương trình phát triển công nghệ thông tin.

Nguồn vốn đầu tư lấy từ ngân sách trung ương (vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp), vốn ODA, vốn huy động từ các nguồn khác.

Trước đó, tổng kinh phí huy động thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2011-2015 là khoảng 323.982 tỷ đồng (chưa bao gồm 450 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ chưa phân bổ năm 2015 của Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới), theo báo cáo của các Bộ quản lý Chương trình MTQG và 42/63 tỉnh, thành phố.

Nghị quyết 73/NQ-CP có hiệu lực từ ngày 26/8/2016.

Lê Trai

Xem thêm:

LÊ TRAI

Published by
LÊ TRAI

Recent Posts

Điều gì là quan trọng nhất đối với một gia đình?

Có được một gia đình hạnh phúc là điều mà bao người hằng ao ước,…

2 giờ ago

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái bị ‘tước’ quyền miễn trừ ĐBQH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện KSND…

3 giờ ago

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cấm nhập khẩu uranium Nga

Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cấm nhập khẩu uranium dùng làm nhiên…

5 giờ ago

Nhật Bản: Gần 9 triệu ngôi nhà đang bị bỏ trống

Số lượng nhà bị bỏ trống ở Nhật Bản tăng lên gần 9 triệu sau…

5 giờ ago

Vua Charles III tái xuất sau thời gian điều trị ung thư

Vua Charles III nói với các bệnh nhân ung thư rằng ông thấy khỏe, khi…

6 giờ ago

20.000 người Ukraine vượt biên trốn nhập ngũ, 30 người chết

Ukraine tuyên bố kể từ khi nổ ra cuộc chiến, khoảng 30 người Ukraine đã…

8 giờ ago