Categories: Thời sựViệt Nam

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp: Danh sách vụ trưởng cũng bị đóng dấu ‘mật’

Theo bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp “Có cơ quan đóng dấu mật cả danh sách vụ trưởng hiện hành. Có cơ quan đóng dấu mật vào trả lời chất vấn của ĐBQH. Tuy nhiên trong văn bản đó không có thông tin mật. Việc đóng dấu mật làm cho ĐBQH không thể trả lời cử tri về thông tin mình chất vấn”.

Đại biểu Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)

Sáng nay (22/11), Quốc hội tiếp tục chương trình thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước.

Đại biểu Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội nhận định các quy định của dự thảo luật Bảo vệ bí mật Nhà nước phải đáp ứng đồng thời hai yêu cầu. Cụ thể:

  • Thứ nhất là đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
  • Thứ hai là đảm bảo công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân, của ĐBQH, của báo chí và đảm bảo hiệu quả phòng chống tham nhũng.

Để đảm bảo được các yêu cầu này là khó, nhưng dù khó vẫn phải làm. Và làm như thế này để đảm bảo cân đối giữa bảo vệ bí mật và công khai minh bạch. Giữa quyền tiếp cận thông tin và yêu cầu đảm bảo bí mật” – bà Nga nói.

Cũng theo bà Nga, có hai xu hướng liên quan tới công tác bảo mật. Xu hướng thứ nhất là thực trạng bí mật Nhà nước bị lộ. Ngay cả trên môi trường mạng, có những văn bản mật của cơ quan quan trọng được chụp đưa lên. Điều này ảnh hưởng tới quyền lợi ích của Nhà nước, của quốc gia.

Bên cạnh đó, có tình trạng lạm dụng mật, đóng dấu mật vào những văn bản không mật, danh mục mật thì chậm rà soát sửa đổi, có những danh mục mật từ năm 2000 – 2004 vẫn dùng, trong khi hệ thống liên quan đến công khai minh bạch đã sửa đổi nhiều.

Có cơ quan đóng dấu mật cả danh sách vụ trưởng hiện hành. Có cơ quan đóng dấu vào chất vấn của ĐBQH. Tuy nhiên trong văn bản đó không có thông tin mật nhưng vẫn đóng dấu mật làm cho ĐBQH không thể trả lời cử tri về thông tin mình chất vấn” – bà Nga cho hay.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, quy định về bảo mật không rõ ràng đã đẩy một số người dân, một số hoạt động nghề nghiệp vào tình trạng dễ bị quy chụp.

Chúng tôi theo dõi một số vụ án và thấy một số cá nhân rơi vào vòng lao lý trong những trường hợp văn bản quy định về bảo mật không rõ ràng. Một số phóng viên báo chí, thậm chí một số cán bộ công chức trong một số trường hợp và trên thực tế đã bị quy làm lộ mật” – bà Nga thông tin.

Về thông tin trong công tác phòng, chống tham nhũng, nhiều cơ quan bộ ngành chậm công khai, công khai hình thức, lạm dụng bảo mật không công khai. “Điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác phòng chống tham nhũng” –  ĐB Nga cho biết.

Sau khi phân tích, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã đề nghị Cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra dự án Luật bảo vệ bí mật nhà nước cần rà soát lại để đảm bảo tính thống nhất của luật này với các quy định liên quan đến công khai minh bạch, quyền tiếp cận thông tin trong phòng, chống tham nhũng và các công khai trong hoạt động tố tụng để tạo điều kiện cho các ĐBQH và người dân.

Văn Duy

Xem thêm:

Văn Duy

Published by
Văn Duy

Recent Posts

Tháng 4 xuất nhập khẩu giảm nhẹ. Nhập siêu từ Trung Quốc 4 tháng tăng 41,4%

Trong tháng Tư, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 61,20 tỷ…

4 giờ ago

Ông Pompeo gửi hồi ký tới Đại sứ quán Trung Quốc, để “chuyển cho ông Tập”

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết đã gửi một số bản sao cuốn…

8 giờ ago

Tư lệnh Mỹ: ĐCSTQ theo đuổi chiến lược “luộc ếch trong nước ấm”

Ông John C. Aquilino cho biết trong Trung Quốc theo đuổi chiến lược “luộc ếch…

8 giờ ago

Những công dụng bất ngờ của các loại chuối

Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, chuối là loại trái cây phổ biến…

13 giờ ago

Ngày 27-28/4, 44 người chết vì tai nạn giao thông

Theo Cục CSGT, trong 2 ngày 27-28/4, Việt Nam xảy ra 131 vụ tai nạn…

15 giờ ago

Elon Musk bất ngờ tới thăm Bắc Kinh, hội kiến Thủ tướng Lý Cường

Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã có chuyến thăm không báo trước tới…

16 giờ ago