Có thể phạt tù đến 3 năm nếu sa thải nhân viên nữ mang thai

Từ ngày 1/1/2018, quy định mới về việc sa thải người lao động trái pháp luật theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) chính thức có hiệu lực thi hành, trong đó quy định người sử dụng lao động nếu sa thải nhân viên nữ vì lý do mang thai có thể bị phạt đến 200 triệu đồng hoặc 3 năm tù.

Có thể phạt tù đến 3 năm nếu sa thải nhân viên nữ mang thai. (Ảnh minh họa: Yuri Arcurs / Istockphoto)

Bộ luật Lao động 2012 (Khoản 3, Điều 155) quy định người sử dụng lao động không được sa thải lao động hoặc đơn phương chấm dứt hợp động lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, tuy nhiên, trong thực tế, vẫn xuất hiện nhiều trường hợp người sử dụng lao động sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì các lý do trên.

Từ ngày 1/1/2018, người sử dụng lao động nếu vi phạm quy định này sẽ phải chịu hình phạt được quy định theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Cụ thể, Điều 162, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  • Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
  • Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
  • Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.

Nếu phạm tội sa thải người lao động trái với pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Đối với 02 người trở lên;
  • Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
  • Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
  • Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;
  • Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

Trước đó, Điều 128 Bộ luật Hình sự 1999 chỉ quy định người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm.

Hình phạt quy định tại Điều 162, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018.

Phạm Toàn

Xem thêm:

Phạm Toàn

Published by
Phạm Toàn

Recent Posts

8 người bị cáo buộc mạo danh phóng viên cưỡng đoạt tài sản doanh nghiệp

Các bị can tổ chức hoạt động theo từng nhóm liên huyện, liên tỉnh, trao…

2 giờ ago

Không được tài trợ, vận động viên làm việc ở Walmart kiếm tiền thi Olympic Trials

Dylan Beard là một vận động viên đáng ngưỡng mộ. Dù là trên đường đua…

2 giờ ago

Luật quân dịch mới của Ukraine cho phép cả người nhiễm HIV nhập ngũ

Công dân Ukraine bị nhiễm HIV, bệnh lao phổi và ung thư, cũng như một…

3 giờ ago

Trung Quốc: Nhà tù lớn nhất thế giới dành cho các nhà báo

Trung Quốc không chỉ giam giữ nhiều nhà báo hơn bất kỳ nước nào trên…

4 giờ ago

Điện Kremlin gọi phát biểu của lãnh đạo Anh, Pháp là ‘leo thang bằng ngôn từ’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Sáu…

4 giờ ago

Bộ Văn hóa lại đề xuất 122.250 tỷ đồng để phát triển văn hóa

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - ông Trần Quốc Phương cho hay…

4 giờ ago