Categories: Thời sựViệt Nam

Hà Nội lo thảm họa nếu nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc rò rỉ

Dịch bệnh, mất điện diện rộng, các hoạt động khủng bố, tai nạn giao thông, cháy nổ và ô nhiễm nguồn nước là những rủi ro được TP. Hà Nội dự báo. Ngoài ra, rủi ro sẽ thành thảm họa cho Hà Nội khi 3 nhà máy điện hạt nhân tại Đông Nam (Trung Quốc) bị rò rỉ.

Các sự kiện tập trung đông người cũng là một trong những rủi ro được TP. Hà Nội dự báo. (Ảnh: Bùi Tuấn)

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt Đề án “Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với TP. Hà Nội”. Đề án dự báo nhiều rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với quá trình phát triển của TP. Hà Nội. Cụ thể:

Rò rỉ phóng xạ: TP. Hà Nội là một trong số các tỉnh phía Bắc sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nếu 3 nhà máy điện hạt nhân ở khu vực Đông Nam (Trung Quốc) có sự cố, do bụi phóng xạ có khả năng phát tán rộng làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước.

Theo đó, TP giao Sở KH&CN xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa rò rỉ chất phóng xạ, sự cố hạt nhân; đồng thời, tham mưu cho thành phố các nhiệm vụ liên quan đến các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ về phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa.

Vỡ đê sông Hồng: đây cũng là một trong những rủi ro có thể trở thành thảm họa trong tương lai.

Theo đó, nếu do mưa bão, lũ làm nước sông Hồng dâng lên trên mức báo động cấp III (11,5 m), sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ đê sông Hồng khu vực trên thành phố – sẽ nguy hại lớn đến hàng triệu người và tài sản của người dân.

Các sự kiện tập trung đông người: cũng là một trong những rủi ro được TP. Hà Nội dự báo.

Theo đề án, TP là nơi thường xuyên đăng cai và diễn ra các sự kiện lớn, trong đó có sự kiện tập trung đông người như các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm với số người hàng nghìn người tập trung tại một địa điểm.

Nếu có các sự cố gây hoảng loạn, người dân chen lấn, giẫm đạp để thoát thân sẽ có khả năng trở thành thảm họa khi số lượng người chết và bị thương lớn.

Ngoài ra, dịch bệnh, mất điện diện rộng, các hoạt động khủng bố, tai nạn giao thông, cháy nổ và ô nhiễm nguồn nước cũng là những rủi ro được TP. Hà Nội dự báo.

Lý giải cho việc xây dựng đề án, UBND TP cho hay trong vài chục năm trở lại đây, trên thế giới đã xảy ra nhiều thảm họa như trận động đất mạnh 8,9 độ richter xảy ra ngoài khơi Indonesia (năm 2004, là trận động đất mạnh nhất 40 năm qua) – gây sóng thần làm thiệt mạng gần 300.000 người ở nhiều nước Đông Nam Á và Nam Á.

Ngoài ra, vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine (tháng 4/1986) làm 140 công nhân bị nhiễm phóng xạ ở mức độ cao, khoảng 30 người chết, 600.000 người bị phơi nhiễm và ảnh hưởng đến 5 triệu người sống trong vùng lân cận.

Tại Việt Nam, năm 1982 xảy ra vụ lật tàu ở Trảng Bom, Đồng Nai làm hơn 300 người thiệt mạng; sự cố cháy tòa cao ốc ITC tại TP.HCM năm 2002, làm thương vong hơn 100 người. Riêng TP. Hà Nội, năm 1971, mưa to liên tục và một cơn bão lớn khiến hệ thống đê bị vỡ, làm chết 100.000 người.

Hoàng Minh

Xem thêm:

Hoàng Minh

Published by
Hoàng Minh

Recent Posts

Các nhà khoa học lần đầu phát hiện mảng xơ vữa động mạch có thể biến mất hoàn toàn

Một bác sĩ ở bệnh viện đã từng chia sẻ một trường hợp như sau:…

25 phút ago

BMW xuất qua Mỹ ít nhất 8000 xe Mini Cooper có linh kiện Trung Quốc bị cấm vận

Nhà sản xuất ô tô BMW của Đức đã xuất khẩu sang Mỹ ít nhất…

2 giờ ago

Quốc hội Mỹ thượng cờ tỏ lòng kính trọng với nhà sáng lập Pháp Luân Công nhân ngày 13.5

Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC đã thượng cờ Hoa Kỳ lần…

2 giờ ago

Vụ 3 học viên cai nghiện uống thuốc ho tử vong: Thêm một trưởng phòng bị bắt

Nữ trưởng phòng quản lý nhân sự công ty cung cấp bảo vệ cho Cơ…

2 giờ ago

TNS Cotton chỉ trích chính quyền Biden vì ‘chia buồn’ về cái chết của TT Iran

Hôm thứ Hai (20/5), Thượng nghị sĩ Cộng hòa bang Arkansas, ông Tom Cotton, chỉ…

2 giờ ago

Quốc hội Mỹ dọa trừng phạt Tòa án Hình sự Quốc tế

Các thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện được cho là đang soạn thảo…

3 giờ ago