Categories: Thời sựViệt Nam

Hà Nội muốn thu phí nội đô, phí ô nhiễm

UBND TP. Hà Nội cho rằng việc áp dụng quy định thu phí sẽ giảm ùn tắc giao thông và hạn chế mức độ tập trung khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Khu vực đường Phạm Văn Đồng thường xảy ra ùn tắc giờ cao điểm. (Ảnh: Ngọc Lan)

UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản đề xuất Thủ tướng xem xét, sửa đổi, bổ sung một số quy định để làm cơ sở cho thành phố thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030”.

Đề án được HĐND thành phố thông qua vào tháng 7/2017 nhằm giảm mật độ phương tiện giao thông tại một số khu vực cụ thể bằng biện pháp kinh tế – tức nộp phí.

Về phương tiện giao thông, TP. Hà Nội cho rằng phương tiện cơ giới chiếm tỷ lệ lớn trong các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí. Với lượng phương tiện như hiện nay sẽ là nhân tố lớn tác động đến môi trường không khí, ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường sống của người dân.

Vì thế, việc áp dụng quy định nhằm giảm ùn tắc giao thông và hạn chế mức độ tập trung khí thải gây ô nhiễm môi trường là việc làm cần thiết.

Khi thu phí xe vào nội đô, TP. Hà Nội cho hay sẽ trực tiếp tác động vào các chuyến đi của người tham gia giao thông có nhu cầu đi vào vùng cần hạn chế. Người tham gia giao thông có sự cân nhắc lựa chọn chuyến đi, lộ trình và phương tiện di chuyển cho phù hợp.

Tuy nhiên, việc lập đề án trên đang có vướng mắc do trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí năm 2015 không có tên loại “phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”.

Vì vậy, UBND thành phố cho rằng để thu được phí thì cần đề xuất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung khoản phí này vào danh mục kèm theo Luật phí và lệ phí.

Đây là cơ sở để Hà Nội tổ chức triển khai thực hiện việc thu phí xe vào nội đô.

Ngoài ra, Hà Nội cũng đề xuất thêm một biện pháp để hạn chế ô nhiễm. Đó là quy định mức phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải khi lưu hành phương tiện thông qua đăng kiểm.

UBND TP. Hà Nội lý giải sự gia tăng của phương tiện giao thông đã ở mức báo động. Nếu không có các biện pháp quản lý kịp thời thì trong tương lai tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường sẽ trở nên nghiêm trọng.

Vì vậy, UBND thành phố cho rằng việc quy định mức phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải khi lưu hành phương tiện thông qua đăng kiểm “là biện pháp nhằm hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông cũ, phát thải cao” và hết sức cần thiết.

Hà Nội hiện có khoảng 5,5 triệu xe máy, trên 600.000 ô tô, 7.000 xe đạp điện. Dự báo đến năm 2020, thành phố sẽ có hơn 843 nghìn ô tô, hơn 6 triệu xe mô tô, xe gắn máy. Đến năm 2030, ô tô là hơn 1,9 triệu; xe máy là hơn 7,5 triệu.

Kim Long

Xem thêm:

Kim Long

Published by
Kim Long

Recent Posts

Lũ lụt ở Afghanistan khiến 311 người chết, chính quyền ban bố tình trạng khẩn cấp

Theo AFP, hơn 300 người đã thiệt mạng trong lũ quét ở tỉnh Baghlan phía…

5 giờ ago

Không khí lạnh sắp tràn miền Bắc, mưa lớn gây lũ quét

Mưa kéo dài 4-5 ngày liên tục gây nguy cơ lũ quét.

7 giờ ago

Chính phủ Ukraine cảnh báo về khả năng huy động quân sự toàn diện

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ukraine hôm thứ Bảy (11/5) cho biết, toàn bộ…

8 giờ ago

Chỉ còn 1 USD, cậu bé 9 tuổi tặng cho người vô gia cư hóa ra lại là triệu phú

Thấy người đàn ông ăn mặc xuề xòa, mắt nhắm, vẻ mặt mệt mỏi, cậu…

8 giờ ago

Che dấu dữ liệu giao dịch của khối ngoại, Trung Quốc hy vọng phục hồi thị trường

Trung Quốc chuẩn bị tắt nguồn cấp dữ liệu trực tiếp về dòng vốn nước…

11 giờ ago

Căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, thêm kế hoạch cáp ngầm ngầm loại trừ Trung Quốc

Căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng dẫn đến…

12 giờ ago