Theo báo cáo của Cơ quan Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến hết năm 2018, tỷ lệ đầu tư vào trái phiếu chính phủ (TPCP) và cho ngân sách nhà nước (NSNN) vay chiếm 85,3% số dư đầu tư. 

BHXH
Một công nhân đóng tàu đang làm việc, Cần Thơ, ngày 28/10/2018. (Ảnh minh họa/Shutterstock)

Thu, chi của các quỹ bảo hiểm hiện ra sao?

Theo số liệu của BHXH Việt Nam, ước đến hết năm 2018, số người tham gia BHXH là 14,7 triệu người, số người BHTN là 12,7 triệu người, BHYT là 83,5 triệu người.

Năm 2018, trừ quỹ BHYT bội chi mức 7%, quỹ BHXH và quỹ BHTN đều có mức thu cao hơn chi.

quyBHXH image
Thu chi luỹ kế của quỹ BHXH tính đến hết năm 2018 (đơn vị: tỷ đồng)
quyBHTN BHYT 1024x307 image
Thu chi luỹ kế của quỹ BHTN (trái) và quỹ BHYT tính đến hết năm 2018 (đơn vị: tỷ đồng). (Số liệu: BHXH Việt Nam)

Số chi của quỹ BHXH chưa tới 70% tổng thu; của quỹ BHTN chưa tới 50% tổng thu. Duy nhất quỹ BHYT ước vượt chi 5.933 tỷ đồng. Quỹ BHXH, BHTN lần lượt có số dư lũy kế 579.378 tỷ đồng, 79.073 tỷ đồng.

Lưu ý, số thu tính trong lũy kế thu chi chỉ bao gồm số thu do người tham gia và người sử dụng lao động đóng, không tính phần do tổ chức BHXH đóng, NSNN hỗ trợ đóng và lãi do hoạt động đầu tư quỹ.

Đối với quỹ BHXH – quỹ có số dư quỹ lớn nhất trong 3 quỹ do BHXH Việt Nam quản lý -, số thu quỹ tăng trưởng đều qua các năm nhờ mức thu tăng và số người tham gia đóng quỹ tăng đều qua từng năm.

BHXH 1
(Số liệu: BHXH Việt Nam)

Khi ‘trứng để chung một giỏ’

Theo BHXH Việt Nam, tính đến ngày 31/12/2018, số dư đầu tư quỹ lũy kế của quỹ do cơ quan này quản lý là 727.805 tỷ đồng, tăng 441.240 tỷ đồng so với năm 2013 (tương ứng tăng 154%). Phần lớn quỹ đang được đầu tư vào TPCP và cho NSNN vay.

hon 85 quy bhxh dau tu vao trai phieu chinh phu va cho nsnn vay 1 image
Tỷ lệ đầu tư vào TPCP và cho NSNN vay của BHXH Việt Nam từ năm 2013-2018 (%). (Số liệu: BHXH Việt Nam)

Kể từ năm 2014, tỷ lệ số dư quỹ cho Chính phủ vay lại của BHXH Việt Nam luôn trên 80%. Năm 2018, tỷ lệ này cao nhất trong 4 năm trở lại đây, gần bằng tỷ lệ năm 2014 (86,6%).

Theo BHXH Việt Nam, cơ cấu đầu tư đã thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng mua TPCP và cho NSNN vay. Cụ thể, hiện BHXH Việt Nam đã thực hiện đầu tư dưới các hình thức: mua TPCP, mua trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và gửi tiền ở ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước cung cấp và cho NSNN vay. Năm 2018, BHXH Việt Nam bắt đầu tham gia đấu thầu TPCP tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Điều này được BHXH Việt Nam cho là để “đảm bảo an toàn quỹ“. Thực tế, cơ cấu đầu tư này đã được luật hóa bằng Nghị định 30/2016/NĐ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ, khi quỹ BHXH, BHYT, BHTN do BHXH Việt Nam quản lý chỉ được đầu tư theo các hình thức trên, không được đầu tư ngoài. Việc đầu tư vào các dự án quan trọng phải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chỉ áp dụng đối với quỹ BHTN (không vượt quá 20% số dư quỹ của năm trước liền kề).

https://trithucvn.co/tin-tuc-vn/hon-300-nghin-ty-vay-bhxh-duoc-chuyen-thanh-trai-phieu-lieu-co-an-toan.html

Thông tin chi tiết về tình hình đầu tư quỹ không được BHXH Việt Nam công bố, tuy nhiên, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh từng cho hay quỹ BHXH đầu tư vào TPCP làm tăng huy động vốn cho đầu tư phát triển, tham gia tái cơ cấu nợ công và bội chi (họp báo tháng 9/2018).

Việc lấy nguồn dư của Quỹ bảo hiểm để cân đối bội chi NSNN là biện pháp rất nguy hiểm khi Chính phủ không có áp lực cắt giảm chi tiêu. Về bản chất, việc vay nợ từ quỹ là lấy tiền tiết kiệm của người dân trong tương lai để chi cho hiện tại. Theo đó, chưa tính tới việc cân đối quỹ, điều cần quan tâm là sự mất cân đối thu chi NSNN được dung dưỡng trong nhiều năm.

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, lãi từ đầu tư quỹ bảo hiểm vẫn ở con số lớn và tăng trưởng đều qua các năm. Lãi đầu tư năm 2018 đạt gần 42.000 tỷ đồng, gấp 1,8 lần so với năm 2013.

hon 85 quy bhxh dau tu vao trai phieu chinh phu va cho nsnn vay 1 1
Lãi từ đầu tư vào TPCP và cho NSNN vay của BHXH Việt Nam từ năm 2013-2018 (tỷ đồng). (Số liệu: BHXH Việt Nam)

Tuy nhiên, con số lãi không bù đắp được nguy cơ “trứng để chung một giỏ” khi đầu tư vào TPCP tùy thuộc vào uy tín của Chính phủ và sức khỏe của nền kinh tế. Ngoài đặc điểm lãi suất thấp, việc phụ thuộc lớn vào TPCP có thể dẫn tới rủi ro nếu các khoản vay nợ để đầu tư công không hiệu quả, vay nợ để tái cơ cấu nợ công và bội chi nhưng không quản lý, kiểm soát chặt chẽ dẫn đến nợ chồng nợ.

Bảo hiểm hiện vẫn tiếp tục tăng thu: tăng theo mức tăng lương tối thiểu; từ 2018 đóng trên lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung thay vì chỉ trên lương và phụ cấp lương như trước; kéo dài thời gian đóng (thêm 5 năm mới được hưởng lương hưu mức tối đa 75% lương bình quân). Về chế tài, đã áp dụng hình thức xử lý hình sự đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm cho người lao động (theo Luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ 1/1/2018).

Trong bối cảnh mỗi năm nợ công tăng 3% GDP, chưa biết đến khi nào thì cân đối được, minh bạch chi tiết đầu tư quỹ bảo hiểm đối với cả bên quản lý/cho vay lại (BHXN Việt Nam) và bên vay (Chính phủ) càng là yêu cầu chính đáng đối với chủ thể đóng quỹ bảo hiểm, bao gồm doanh nghiệp và người lao động.

Vĩnh Long

Xem thêm: