Categories: Thời sựViệt Nam

Lừa đảo tinh vi từ chiêu “lấy lại tiền bị lừa đảo”

Bị lừa 6 triệu đồng do tài khoản Facebook của người quen bị hack, một phụ nữ tại Quỳnh Hợp, Nghệ An tiếp tục bị mất thêm 600 triệu đồng bởi hội nhóm “hỗ trợ lấy lại tiền”. 

Cảnh báo lừa đảo từ các hội, nhóm “hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo” trên mạng xã hội. (Ảnh: cngan.hanam.gov.vn)

Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An cho biết vừa tiếp nhận trình báo của bà Q. (trú huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) về việc bị lừa mất hơn 600 triệu đồng qua mạng xã hội.

Theo đơn trình báo, bà Q. nhận tin nhắn qua Messenger của một người quen. Người này gọi điện trò chuyện, gọi đúng tên của bà và một số người thân trong gia đình nên bà tin tưởng, chuyển cho người gọi điện 6 triệu đồng.

Sau đó, bà Q. phát hiện tài khoản của người quen đã bị chiếm đoạt, người vay tiền không phải là người quen mà là kẻ lừa đảo.

Buồn vì mất tiền, bà Q. lướt Facebook, thấy trang Fanpage có lời giới thiệu “hỗ trợ lấy lại tiền”. Thông tin trên Fanpage ghi trang này của Cục An ninh mạng, đăng bài cảnh báo lừa đảo và hỗ trợ lấy lại tiền. Tin tưởng, bà Q. đã nhắn tin, trình bày và được cam kết sẽ hỗ trợ lấy lại tiền.

Sau khi tạo một tài khoản theo đường link được gửi và thực hiện các thao tác theo hướng dẫn, bà Q. thấy tài khoản của mình báo nhận được 1,5 triệu đồng.

Một người tự xưng là “cán bộ cục an ninh” khẳng định số tiền bị lấy trước đó đã về tài khoản nhưng do vướng phần thủ tục tất toán nên đề nghị bà Q. nộp một khoản tiền “bảo đảm” để rút về, cho hay số tiền “bảo đảm” sẽ được hoàn trả.

Bà Q. làm theo hướng dẫn, tổng cộng đã chuyển khoản tới 600 triệu đồng. Toàn bộ số tiền sau đó đã bị chiếm đoạt.

Trung tá Hà Huy Đức, Phòng cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Nghệ An cho biết thủ đoạn lừa đảo “hỗ trợ lấy lại tiền” nhắm tới nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến. Để đánh lừa, nhóm tội phạm thường lập các trang Fanpage giả mạo các đơn vị công an, văn phòng luật sư… Thậm chí, chúng còn đăng tải nội dung cảnh báo về các vụ lừa đảo trực tuyến hay dàn dựng, cắt dán video khiến người dân nhầm lẫn, tin tưởng, từ đó mắc bẫy và chủ động liên hệ để nhờ lấy lại tiền bị lừa đảo.

“Sau khi gửi một đường link đến trang web do nhóm lừa đảo lập, bị hại sẽ được hướng dẫn tạo một tài khoản cá nhân giống tài khoản ngân hàng. Khi nạn nhân thực hiện giao dịch chuyển hoặc rút tiền, bằng một thao tác trên hệ thống, nhóm này sẽ sửa con số ảo trên tài khoản đúng bằng số tiền bị hại chuyển hoặc rút. Vì vậy, làm cho nạn nhân tin rằng, tiền mình chuyển đã vào tài khoản cá nhân được mở trên web”, ông Đức cho hay. Tuy nhiên sau đó, nạn nhân sẽ bị lừa lấy đi số tiền lớn hơn.

Công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước mọi lời mời gọi tham gia thực hiện nhiệm vụ trên mạng xã hội để tránh bị lừa đảo. Khi bị lừa đảo, người dân cần đến cơ quan công an trình báo, tuyệt đối không tìm đến các dịch vụ trên mạng xã hội để tránh tiếp tục bị lừa.

Đầu tháng 5 vừa qua, Công an tỉnh Bình Thuận đã phát khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo thông qua dịch vụ “lấy lại tiền bị lừa đảo”. Nhóm này quảng cáo dịch vụ “hỗ trợ lấy lại tiền bị treo”, “thu hồi tiền lừa đảo”, “thu hồi tiền treo trên sàn thương mại điện tử”, “thu hồi tiền treo không cần cọc”…, cam kết chỉ lấy tiền dịch vụ sau khi đã lấy lại được tiền lừa đảo.

Nhóm này tự nhận là sở hữu hệ thống, có khả năng truy quét được toàn bộ dữ liệu của tất cả nền tảng lừa đảo. Chúng sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh, văn bản để tạo ra các tài liệu giả để nạn nhân tin rằng hồ sơ của mình đã được xử lý. Khi nạn nhân tin tưởng, nhóm lừa đảo sẽ yêu cầu nạn nhân cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, số tiền và hình thức bị lừa. Nạn nhân sẽ được yêu cầu chuyển từ 2-5 triệu đồng vào hệ thống (thực chất là tài khoản lừa đảo) với lý do xác nhận ủy quyền xử lý hồ sơ rút tiền về cho nạn nhân. Tuy nhiên, sau khi nạn nhân chuyển tiền, đầu bên kia sẽ đưa ra nhiều lý do như phí kích hoạt giải ngân, phí nâng cấp hạn mức nhận tiền cho tài khoản, phí nâng cấp điểm tín nhiệm… nhằm khiến nạn nhân phải tiếp tục chuyển tiền. Sau đó, nhóm lừa đảo cắt đứt liên lạc rồi chiếm đoạt tài sản.

Bản tin dẫn chứng việc một phụ nữ tên N.T.P (trú tại phường Hà Phong, TP Hạ Long) bị lừa 210 triệu đồng khi tham gia đầu tư chứng khoán qua mạng. Thay vì trình báo ngay tới cơ quan công an, chị P. tự tìm hiểu cách để lấy lại số tiền bị lừa. Qua các trang, hội nhóm trên Facebook, chị P. biết được trang Facebook “Văn Phòng Luật Minh Khuê – Hỗ Trợ Thu Hồi Vốn Treo”, chị P. liên lạc, làm theo hướng dẫn và tiếp tục bị lừa thêm hơn 800 triệu đồng.

Minh Sơn

Minh Sơn

Published by
Minh Sơn

Recent Posts

Thủ tướng Hungary tiết lộ phản ứng của Ukraine trước đề xuất ngừng bắn

Thủ tướng Hungary Viktor Orban vừa có chuyến công du tới Ukraine, ông cho biết…

25 phút ago

Giá xăng tăng lần thứ tư liên tiếp, RON 95 lên hơn 23.500 đồng/lít

Giá xăng trong nước tiếp tục được liên bộ Công Thương - Tài chính điều…

2 giờ ago

Người đàn ông lắp camera quay lén trong nhà nghỉ, tống tiền ẩn danh

Có được video quay lén tại nhà nghỉ, Nguyễn Khắc Giang dùng tài khoản Facebook…

2 giờ ago

6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc chạm mốc 40 tỷ USD

Nhập siêu từ Trung Quốc vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 chạm…

2 giờ ago

Thủ tướng Olaf Scholz: Đức sẽ ‘không bao giờ’ ủng hộ đình chiến Ukraine

Thủ tướng Olaf Scholz nói tại Quốc hội hôm 3/7 rằng nước Đức không được…

2 giờ ago

Indonesia: Các quan chức chính phủ học Pháp Luân Công tại Lễ hội Thể dục Dụng cụ Batam

Vào ngày 23/ 6 vừa qua, các học viên Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại…

2 giờ ago