Categories: Thời sựViệt Nam

Ngoại trưởng Trung Quốc: ‘Quân sự hóa biển Đông là để tự vệ’

Ngày 4/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lên tiếng bảo vệ cho hoạt động quân sự hóa trên biển Đông của quân đội ĐCS Trung Quốc và gọi đó là hành động tự vệ để đối phó với áp lực an ninh từ Hoa Kỳ và các nước khác bên ngoài khu vực.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 51 ở Singapore hôm 4/8. (Ảnh: Kyodo News qua Getty Images)

Phát biểu trong một cuộc họp báo bên lề các cuộc họp liên quan đến ASEAN do Singapore tổ chức trong tuần này, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết: “Một số quốc gia không thuộc khu vực, chủ yếu là Hoa Kỳ, đã gửi lượng lớn vũ khí chiến lược vào khu vực này, đặc biệt là biển Đông, như một sự phô trương sức mạnh quân sự và gây áp lực lên các nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc.”

“Tôi e đó là lý do lớn nhất đằng sau sự thúc đẩy quân sự trên biển Đông của Trung Quốc”, tờ Straitstimes dẫn lời ông Vương Nghị cho biết.

Trích dẫn các hạm đội tàu sân bay, máy bay ném bom hạng nặng và các loại vũ khí tiên tiến khác, ông Vương Nghị nói: “Khi đối mặt với mối đe dọa và áp lực quân sự, các nước trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, có bản năng thiết lập các cơ sở phòng thủ để tự vệ.”

“Tuy nhiên, các hành vi phòng thủ như vậy đã bị dán nhãn là hành vi quân sự hóa. Điều đó là gây ra sự nhầm lẫn và tôi không nghĩ rằng bất cứ ai nhận thức được sự thật cơ bản sẽ đi đến kết luận như vậy”, ông giải thích.

Khi được hỏi về khả năng các quốc gia khác đáp trả việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, ông Vương nói Bắc Kinh có quyền thực thi các biện pháp bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Chiến lược thâu tóm biển Đông của Đảng cộng sản Trung Quốc bắt đầu từ 3 năm trước, bằng những lời nói dối công khai, sau đó là những lập luận đánh lừa dư luận, để rồi đến lúc này thì Bắc Kinh cảm thấy không cần phải ngụy biện nữa vì đã nắm chắc được Biển Đông trong tay.

Thời gian gần đây, quân đội ĐCS Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quân sự hóa cũng như xây dựng các đảo nhân tạo tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Hành động của ĐCS Trung Quốc khiến nhiều quốc gia lên án mạnh mẽ. Trong đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump luôn không thừa nhận hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên biển Đông và tìm cách gây sức ép lên chính quyền Bắc Kinh về mặt thương mại, cũng như tăng cường các hoạt động thăm dò, tuần tra trên biển.

Hôm 3/8 mới đây, Quốc hội Hoa Kỳ cũng vừa thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho phép Washington giám sát chặt chẽ và thường xuyên hơn “về các hoạt động quân sự và đe dọa của Trung Quốc trên Biển Đông”. Dự kiến đạo luật NDAA sẽ sớm được Tổng thống Trump ký thông qua và đưa vào áp dụng trong thời gian tới.

Chân Hồ (T/h)

Xem thêm:

Chân Hồ

Published by
Chân Hồ

Recent Posts

Mỹ: Đâm xe vào cổng Nhà Trắng, người tài xế thiệt mạng

Nam tài xế đã phóng xe với tốc độ cao, đâm vào cổng an ninh…

3 giờ ago

Nga triển khai sản xuất smartphone chống thu thập dữ liệu trái phép

Các công ty thuộc tập đoàn nhà nước của Nga đã triển khai dây chuyền…

4 giờ ago

Nhật Bản sẽ áp dụng thanh toán mã QR chung với các nước châu Á

Du khách từ 8 quốc gia châu Á trong đó có Singapore, Việt Nam… sẽ…

4 giờ ago

Báo cáo LHQ: Việt Nam là điểm đến hàng đầu của rác thải

Báo cáo LHQ tháng 4/2024 cho biết Việt Nam những năm gần đây nằm trong…

6 giờ ago

Bỏ việc để khởi nghiệp, người đàn ông kiếm 10 tỷ đồng một năm

Để khởi nghiệp, Gene Caballero đã phải bán nhà và rút hết tiền tiết kiệm.…

13 giờ ago

Josep Borrell: Một số quốc gia EU vẫn coi Nga là ‘bạn tốt’

Ngoại trưởng EU Josep Borrell thừa nhận rằng, không phải mọi quốc gia thành viên…

14 giờ ago