Categories: Thời sựViệt Nam

Việt Nam thuộc nhóm cấp phép hành nghề y đơn giản nhất khu vực Đông Nam Á

Việt Nam cần phải có những quy định về cấp chứng chỉ hành nghề bảo đảm tương thích và phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực để thể nhân, cá nhân hành nghề y của các nước đến Việt Nam, ngược lại để nhân lực ngành y của Việt Nam ra nước ngoài.

Đám đông người ngồi đợi tại bệnh viện ở TP.HCM, tháng 4/2014. (Ảnh minh họa: Xuanhuongho/Shutterstock)

Thông tin trên do GS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó chủ tịch phụ trách Hội đồng Y khoa Quốc gia chia sẻ tại hội thảo “Kinh nghiệm triển khai kỳ thi quốc gia đánh giá năng lực hành nghề”, sáng 10/11.

Buổi hội thảo là một trong những hoạt động đầu tiên do Hội đồng Y khoa Quốc gia tổ chức để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản và Thái Lan, chuẩn bị cho triển khai kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề.

Theo thông tin từ GS Thuấn, tính đến hiện tại, Việt Nam có 66 cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học, 102 cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng và 37 cơ sở đào tạo trình độ trung cấp; đã đào tạo ra trên 95.000 bác sĩ, trên 106.000 điều dưỡng.

Việc thành lập Hội đồng Y khoa quốc gia và tổ chức thi sát hạch chuyên môn làm cơ sở cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh là một xu thế tất yếu trong việc quản lý.

Từ tổng quan kinh nghiệm của 23 nước trên thế giới, mô hình này được áp dụng tại đa số các nước chậm phát triển, đang phát triển, kể cả các quốc gia phát triển thuộc khối thịnh vượng. Trong khi đó, Việt Nam là một trong 3 nước có điều kiện để cấp phép hành nghề khám chữa bệnh đơn giản nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Theo ông Thuấn, nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực y tế luôn có vai trò quan trọng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay và là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam phải tuân thủ theo các hiệp định của tổ chức này, trong đó có các quy định về dịch vụ y tế.

“Do đó Việt Nam cần phải có những quy định về cấp giấy phép hành nghề bảo đảm tương thích và phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực để phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

Đặc biệt sẽ tạo điều kiện bác sĩ của Việt Nam có thể ra nước ngoài để hành nghề và ngược lại”, ông Thuấn nhận định.

PGS. Lương Ngọc Khuê – phó chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết theo Điều 25 Luật Khám chữa bệnh 2023, Hội đồng Y khoa quốc gia (được thành lập ngày 6/7/2020) chủ trì xây dựng và ban hành bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề, tổ chức thi đánh giá năng lực hành nghề cho 8 chức danh bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, y sĩ, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng.

Dự kiến lộ trình sẽ được triển khai trong 6 năm từ 2024 đến 2029, bắt đầu áp dụng năm 2027 đối với chức danh bác sĩ và sau đó với các chức danh khác.

“Đây là một chặng đường dài, gian khổ, đòi hỏi sự kiên định, bền bỉ của những người trong cuộc và sự chung tay, hỗ trợ của các bộ ngành, các đơn vị đào tạo”, ông Khuê nói.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Lạm dụng xét nghiệm có phần do “nhận thức và trình độ” của bác sĩ

Tại phiên chất vấn thành viên Chính phủ cuối giờ chiều 7/11, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn tỉnh Bình Thuận) chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế giải pháp cho tình trạng lạm dụng chỉ định xét nghiệm.

Sang giờ làm việc sáng 8/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thừa nhận trong ngành y tế đã và đang xảy ra tình trạng lạm dụng xét nghiệm quá mức cần thiết với người bệnh. Việc này gây nên những tốn kém về mặt chi phí, tâm lý và bức xúc cho người bệnh. Đồng thời, việc lạm dụng xét nghiệm gây ảnh hưởng đến Quỹ bảo hiểm y tế.

Bà Lan cho biết thống kê sơ bộ có 3 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên.

Một là nhận thức, trình độ của người chỉ định xét nghiệm, muốn nhanh, chính xác nên đẩy xét nghiệm nhiều hơn.

Thứ đến là việc xã hội hóa, liên danh liên kết rất nhiều đòi hỏi thu hồi vốn dẫn đến xét nghiệm nhiều. Thời gian qua đã có nhiều vụ án và vấn đề này cũng đã có sự chấn chỉnh.

Cuối cùng là bản thân người bệnh cũng có nhu cầu xét nghiệm.

Về giải pháp, bà Lan cho hay Luật Khám bệnh, chữa bệnh được thông qua đã có nhiều quy định mới về vấn đề này; Quyết định 316/2016/QĐ-TTG về vấn đề xét nghiệm. Ngoài ra, ngành này có các thông tư quy định về các định mức kỹ thuật, trần thanh quyết toán, tăng cường giám định bảo hiểm y tế, kết nối liên thông để kiểm soát chi phí.

Nguyễn Quân

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

Truyền thông: Đàm phán Israel – Hamas ‘bế tắc’

Đài truyền hình Kan của Israel dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết các…

6 giờ ago

Loại ma túy mới được phát hiện ở Thâm Quyến, “ma túy thây ma” tràn lan tại TQ

Hôm 18/5, tin “Một loại ma túy mới thường được gọi là ‘thuốc thây ma’ được…

8 giờ ago

Nghiên cứu: Có một loại cảm xúc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ

Một nghiên cứu mới gần đây đã phát hiện ra rằng có một loại cảm…

12 giờ ago

Cuộc tranh biện tổng thống Trump-Biden ngày 27/6 trên CNN có gì đặc biệt?

Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Donald Trump đã nhận lời và sẽ tham…

13 giờ ago

Kiên Giang khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh

Công trình Quảng trường trung tâm và Tượng đài ông Hồ Chí Minh chiếm diện…

14 giờ ago

Tỉnh ủy Bình Phước chỉ đạo vụ Tỉnh ủy viên xâm hại đồng tính

Giới chức Đảng và chính quyền tỉnh Bình Phước xác nhận đang làm rõ vụ…

17 giờ ago