Vĩnh Phúc: Kỷ luật, cách tất cả các chức danh với trụ trì chùa Biện Sơn

Ông Thích Minh Pháp, trụ trì chùa Biện Sơn (Vĩnh Phúc), bị kỷ luật vì vi phạm đạo hạnh của tu sĩ.

Khung cảnh chùa Biện Sơn, Vĩnh Phúc. (Ảnh: baovinhphuc.com.vn)

Báo chí nhà nước ngày 19/7 cho biết ông Thích Thanh Nhiễu, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã ký quyết định số 299 cách tất cả các chức vụ trong giáo hội đối với ông Thích Minh Pháp, trụ trì chùa Biện Sơn (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc).

Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam giao Ban Tăng sự Trung ương rút khỏi danh sách đề nghị tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với ông Thích Minh Pháp.

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc thi hành kỷ luật tạm đình chỉ trụ trì chùa Biện Sơn đối với ông Thích Minh Pháp; biệt chúng sám hối (lễ Phật sám hối, không được tiếp xúc với mọi người) trong 6 tháng.

Trước đó, báo Dân Việt đưa tin về cuộc sống thác loạn, tà dâm tại chùa Biện Sơn.

Tại đây, trụ trì chùa Biện Sơn là ông Thích Minh Pháp bị tố cáo có những hành vi “gạ tình đồng tính, quấy rối, thậm chí làm những trò mà không thể mô tả ra trong bài viết”.

Chùa Biện Sơn (trước có tên là Độc Nhĩ) được coi là ngôi chùa đẹp nhất của huyện Yên Lạc, tọa lạc trên một gò đất cao rộng khoảng 14.939m2.

Chùa Biện Sơn được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1996.

Chùa hiện đã được tu bổ, tôn tạo, xây dựng nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính của một ngôi chùa thuần Việt trên cơ sở nền chùa cũ theo kiến trúc kiểu chữ “Đinh” gồm tiền đường 5 gian 2 dĩ, thượng điện 3 gian, các bộ vì theo kiểu thức “chồng rường giá chiêng”.

Chùa Biện Sơn được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1996. (Ảnh: baovinhphuc.com.vn)

Phả lục đền Nguyễn Gia Loan (đền thờ Nguyễn Sứ Quân) chép: “Trước doanh trại của ông (nay là gò chùa Biện Sơn) có một khu đồng. Ông thường tích nước thả cá. Hàng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng Giêng đầu xuân là ngày sinh nhật ông. Ông mời bô lão trong xóm ấp, sai quân đánh cá, thiết tiệc mừng xuân. Đêm đến lại dâng bày hoa quả bánh trái, mừng vui tưởng niệm công đức cù lao của cha mẹ để lại. Ngày hôm sau lại mổ bò giết trâu, mời phường múa hát, cùng với nhân dân mở hội mừng xuân” .

Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẫn quân lên vùng Tam Đái, Nguyễn Khoan chống không nổi, tử trận. Hai tướng và hai bà vợ của ông tự vẫn ở Ao Nâu, cạnh gò Đồng Đậu. Tuy nhiên, theo thần tích làng Vĩnh Mỗ (tức thị trấn Yên Lạc ngày nay) thì Nguyễn Khoan được Đinh Bộ Lĩnh tha chết và ông đã xuống tóc đi tu tại ngôi chùa Biện Sơn do ông xây dựng trước đó. Vì thế mà chùa Biện Sơn ngoài thờ Phật còn thờ đại sư Nguyễn Khoan.

Đại bảo tháp chùa Biện Sơn tạo điểm nhấn cho toàn bộ cảnh quan di tích. Đại bảo tháp được đúc bằng đồng nguyên chất theo dáng tháp của Tây Tạng, bên trong có chứa nhiều viên xá lợi lớn nhất Việt Nam.

Hoàng Minh

Hoàng Minh

Published by
Hoàng Minh

Recent Posts

Xe buýt điện Trung Quốc đổ bộ thị trường EU, hãng xe châu Âu lâu đời phá sản

Nhu cầu thị trường về xe buýt điện đang dần mở rộng ở Châu Âu.…

42 phút ago

Ông Zelensky chỉ trích phương Tây vì muốn chấm dứt xung đột

Tổng thống Ukraine tuyên bố lực lượng Kiev sẽ thành công hơn trên chiến trường…

46 phút ago

Nói về món ăn miền Nam

Sau thử thách, nhiều món ăn lạ được định hình hoặc bị lãng quên để…

2 giờ ago

Vụ án chìm tàu kéo và sà lan khiến 9 người thương vong: Khởi tố vụ án

Liên quan vụ chìm tàu kéo và sà lan làm 9 người thương vong, cơ…

2 giờ ago

Thủ tướng Slovakia Robert Fico vẫn đang trong tình trạng nguy kịch

Thủ tướng Sloviakia Robert Fico vẫn đang trong tình trạng nguy kịch và phải đối…

2 giờ ago

Họ Ma ở Phú Thọ: Dòng họ với gia phả 77 đời

Họ Ma ở Phú Thọ được cho là dòng họ còn lưu giữ gia phả…

2 giờ ago