Hội nghị trung ương ĐCSTQ tiếp tục củng cố quyền lực của ông Tập

Tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ lãnh đạo một phiên họp toàn thể các nhân vật chủ chốt hàng đầu của đảng cầm quyền, đặt cơ sở cho tham vọng cai trị lâu dài của ông.

Từ thứ Hai (8/11) tới thứ Năm (11/11), khoảng 400 thành viên của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản sẽ tập trung tại Bắc Kinh. 

Phiên họp duy nhất trong năm nay sẽ dọn đường cho Đại hội đảng lần thứ 20 vào mùa thu năm sau. Tại đó, ông Tập được cho là sẽ được trao nhiệm kỳ thứ ba, củng cố vững chắc vị trí là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc kể từ Mao Trạch Đông. 

Tại cuộc họp toàn thể tuần tới, các nhân vật hàng đầu sẽ thảo luận một nghị quyết quan trọng ca ngợi những thành tựu chủ yếu trong 100 năm tồn tại của đảng, theo hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã. 

Các nhà phân tích cho rằng nghị quyết này sẽ giúp ông Tập củng cố quyền lực trước thềm đại hội đảng quan trọng năm 2022.

Như tất cả các cuộc họp bí mật khác của ban lãnh đạo hàng đầu của Bắc Kinh, sự kiện này sẽ diễn ra sau những cánh cửa đóng kín.

Các cuộc họp chính trị của Trung Quốc đều được dàn dựng kỹ càng và quan điểm bất đồng công khai trong hàng ngũ quan chức là cực kỳ hy hữu.

 

Nội dung nghị quyết sắp tới hiện vẫn chưa được công bố đầy đủ, nhưng thời điểm ra nghị quyết là quan trọng.

Nghị quyết đầu tiên, được thông qua năm 1945 dưới thời Mao, đã giúp ông ta củng cố quyền lực đối với Đảng cộng sản bốn năm trước khi đảng này nắm chính quyền.

Nghị quyết thứ hai, được thông qua năm 1981 dưới thời Đặng Tiểu Bình, đã chứng kiến việc chế độ áp dụng các cải cách kinh tế và nhận ra “những sai lầm” trong đường lối của Mao.

Không giống hai nghị quyết trước, nghị quyết của ông Tập sẽ không thể hiện sự đoạn tuyệt với quá khứ, Anthony Saich của Đại học Harvard nói với AFP.

“Hơn thế, nó chủ tâm thể hiện ông Tập là người kế thừa đương nhiên của quá trình từ khi thành lập đảng, và rằng ông ta có đủ tư cách lãnh đạo “kỷ nguyên mới,”” Saich, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc nói.

“Mục đích là củng cố địa vị người kế thừa đương nhiên của “lịch sử vẻ vang” của ĐCSTQ”, ông nói thêm.

Theo học giả bất đồng chính kiến Wu Qiang, người từng là giảng viên tại Đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh, việc thông qua nghị quyết có nghĩa là “quyền lực của Tập là hiển nhiên.”

Vấn đề về hòn đảo Đài Loan dân chủ cũng có thể nằm trong chương trình nghị sự cuộc họp.

Nói về cuộc họp tuần tới, quyền lực rõ ràng của Tập không còn gì phải nghi ngờ, theo Carl Minzner, thành viên cấp cao về nghiên cứu Trung Quốc tại Hội đồng đối ngoại có trụ sở tại Washington.

“Vấn đề cốt lõi là: ông ta sẽ tiến xa đến đâu?” ông nói với AFP.

“Giọng điệu và nội dung của nghị quyết có thể đưa ra một số gợi ý về cách Tập muốn được tô vẽ như thế nào,” ông đặt câu hỏi. “Giống như Mao và Đặng? Hay chỉ giống Mao thôi?”

Ngân Hà (theo AFP)

Xem thêm:

Ngân Hà

Published by
Ngân Hà

Recent Posts

Giám đốc khu di tích Đền Hùng bị tạm giữ

Ông Lê Trường Giang bị tạm giữ với cáo buộc Lợi dụng chức vụ quyền…

10 giờ ago

Microsoft phản hồi tin đồn ồ ạt đưa nhân viên AI ở Trung Quốc ra nước ngoài

Cộng đồng mạng Trung Quốc chia sẻ thông tin hàng trăm người thuộc nhóm AI…

13 giờ ago

Du khách nước ngoài bị bắt với cáo buộc mua dâm bé gái 15 tuổi

Một người đàn ông quốc tịch Hàn Quốc bị người môi giới dụ tham gia…

13 giờ ago

ĐCSTQ ‘điểm danh’ 5 nhân vật chính trị Đài Loan

Văn phòng Sự vụ Đài Loan của ĐCSTQ hôm 15/5 đã nêu tên 5 nhân…

13 giờ ago

Mỹ truy tố hai anh em đánh cắp 25 triệu USD tiền điện tử trong 12 giây

Hôm thứ Tư (15/5), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết, hai anh em nhà…

13 giờ ago

Học theo ĐCSTQ, ngư dân Philippines tới Bãi cạn Scarborough tuyên bố chủ quyền

Tổ chức phi chính phủ ở Philippines đã kêu gọi tình nguyện viên và tàu…

13 giờ ago