Làn sóng “quản lý cấp cao từ chức” trong giới tài chính Trung Quốc
- Trình Tĩnh, Dịch Như
- •
Trong tháng qua, các công ty niêm yết cổ phiếu A ở Trung Quốc Đại Lục đã dấy lên “làn sóng lãnh đạo từ chức”, với hơn 1.100 thông báo từ chức được đưa ra, gây chấn động thế giới bên ngoài. Các nhà phân tích tin rằng ĐCSTQ đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính và đang bận rộn bắt giữ người để kiếm tiền dưới danh nghĩa chống tham nhũng. Giới quản lý tài chính cấp cao đang xếp hàng từ chức với hy vọng thoát được trước khi cuộc khủng hoảng này nổ ra, đây là dấu hiệu báo trước của sự sụp đổ tài chính.
Hơn 1.100 thông báo từ chức được đưa ra trong 27 ngày
Kể từ tháng 8 năm nay, các công ty niêm yết cổ phiếu A đã dấy lên làn một sóng “quản lý cấp cao từ chức”.
Caitong She (FinNews_Agency) đưa tin, vào ngày 6/9 Công ty Bảo hiểm Nhân dân Trung Quốc (PICC), với tổng giá trị thị trường hơn 400 tỷ nhân dân tệ, thông báo rằng ban giám đốc công ty đã nhận được đơn từ chức của ông Vương Đình Khoa (Wang Tingke). Do nhu cầu công việc, ông Vương đã từ chức giám đốc điều hành, chủ tịch hội đồng quản trị và chủ tịch ủy ban chiến lược và đầu tư của hội đồng quản trị tại công ty. Việc từ chức sẽ có hiệu lực từ ngày 5/9/2024.
Ông Vương Đình Khoa không phải trường hợp ngoại lệ. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ tháng 8 đến nay, trong 27 ngày làm việc, các công ty niêm yết cổ phiếu A đã đưa ra hơn 1.100 thông báo từ chức, trung bình mỗi ngày làm việc là 40 thông báo.
Ngày 25/8, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Trung Quốc và Giám đốc Ngân hàng Trung Quốc từ chức; ngày 18/8, ông Trương Vinh Sâm (Zhang Rongsen), giám đốc điều hành kiêm chủ tịch Ngân hàng Chiết Thương (Zheshang) từ chức; ngày 17/8, ông Vương Phong (Wang Feng), phó chủ tịch Ngân hàng Giang Âm (Jiangyin) từ chức do điều chuyển công tác; vào ngày 1/9, ông Ngô Thiết Quân (Wu Tiejun), phó Chủ tịch Ngân hàng Thường Thục (Changshu) đã từ chức do điều chuyển công tác.
Ngoài ra, nhiều quản lý cấp cao của doanh nghiệp nhà nước đã từ chức. Ngày 6/9, ông Vương Lập Tân (Wang Lixin), giám đốc điều hành kiêm chủ tịch Ban Giám đốc Xây dựng Đường sắt Trung Quốc, từ chức do chuyển công tác; ngày 28/8, ông Lưu Hiểu Đan (Liu Xiaodan), giám đốc độc lập của Ban Giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm Thái Bình Dương Trung Quốc (CPIC), từ chức vì lý do công việc; ngày 27/8, bà Phan Diễm Hồng (Pan Yanhong), chủ tịch kiêm giám đốc Bảo hiểm nhân thọ Thái Bình Dương Trung Quốc, công ty con của Công ty Bảo hiểm Thái Bình Dương Trung Quốc, từ chức; ngày 27/8, ông Đổng Tăng Hạ (Dong Zenghe), giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị Shanghai Shyndec Pharmaceutical, từ chức do thay đổi cách sắp xếp công việc; ông Liên Vạn Dũng (Lian Wanyong), giám đốc kiêm chủ tịch Shanghai Shyndec Pharmaceutical, từ chức; ngày 24/8, ông Lư Tiến (Lu Jin), chủ tịch hội đồng quản trị thứ bảy của Zhongjin Gold, từ chức vì lý do cá nhân.
Thậm chí có công ty mà chủ tịch, tổng giám đốc và giám đốc tài chính cùng nhau từ chức. Công ty Xuancheng Valin Precision thông báo vào ngày 26/8 rằng giám đốc kiêm chủ tịch công ty La Húc (Luo Xu), tổng giám đốc Sinh Mẫn (Sheng Min), giám đốc tài chính kiêm phó tổng giám đốc Trương Căn Hồng (Zhang Genhong) đã nộp đơn từ chức.
Trước “làn sóng quản lý cấp cao” từ chức, học giả tài chính người Mỹ Davy Huang phân tích trên tờ Epoch Times rằng: “Một mặt, nhiều người đã kiếm được tiền và bỏ trốn. Mặt khác, nhiều người không có gì để làm và có thể không có thu nhập, ngành này về cơ bản là bị thu hẹp.”
Tuy nhiên, việc trốn thoát ra nước ngoài ngày càng trở nên khó khăn. Bloomberg mới đây dẫn tin cho biết, Bắc Kinh đang tăng cường giám sát các chủ ngân hàng đầu tư trong nước. Kể từ tháng 8, ít nhất 3 chủ ngân hàng đầu tư hàng đầu từ các công ty chứng khoán khác nhau đã bị chính quyền giữ lại.
Những người quen thuộc với vấn đề này cho biết, Haitong Securities và các công ty chứng khoán nhà nước khác gần đây đã yêu cầu nhiều chủ ngân hàng đầu tư phải giao hộ chiếu, và phải xin phép cho tất cả các kế hoạch kinh doanh và du lịch cá nhân. Các công ty môi giới chứng khoán đã thắt chặt việc phê chuẩn các chuyến du lịch nước ngoài, và nói với nhân viên rằng muốn từ chức thì cũng cần phải được phê chuẩn.
Phân tích: Điềm báo trước sự sụp đổ của hệ thống tài chính
Liên quan đến làn sóng quản lý cấp cao từ chức, ông Du Wen, cựu cố vấn pháp lý cho chính quyền Nội Mông, mới đây đã đăng trên mạng xã hội X: “Tôi đặc biệt nhờ những người bạn cũ trong vòng tròn bạn bè của tôi nghe ngóng một chút, không hỏi thì không biết, hễ hỏi thì sẽ bị sốc.”
中共金融四面楚歌。短时间内8名金融高管丢弃金饭碗辞职,是大陆金融体系即将完全崩溃的前兆。我特意委托圈里的故交给我打问了一下,不问不知道,一问吓一跳。原来,中共金融圈的高管们目前的状态是,集体排队辞职,很多人都不想干了。有的金融机构管理层多人一同提出辞职。辞职的普遍理由是,个人原因… pic.twitter.com/ChotNGy7qT
— 杜文 WenDu (@duwen2023) September 11, 2024
“Tình hình hiện nay là các quản lý cấp cao trong giới tài chính của ĐCSTQ đang xếp hàng xin từ chức tập thể, nhiều người trong số họ không muốn làm việc nữa. Ở một số tổ chức tài chính, nhiều nhà quản lý đã nộp đơn từ chức cùng lúc. Lý do xin nghỉ việc phổ biến là nguyên nhân cá nhân và áp lực công việc quá lớn, có nhiều người không muốn làm nhỡ công việc, v.v., nhưng chỉ có một số ít được chấp thuận cho từ chức.”
Ông Du Wen nói rằng những giám đốc điều hành đã từ chức này nhận thức rõ những vấn đề lớn trên thị trường tài chính Trung Quốc. Họ là cốt lõi của thị trường tài chính, và có thể cảm nhận được những rủi ro hệ thống sắp xảy ra sớm hơn những người bình thường. Là số ít giới tinh hoa kiểm soát huyết mạch của tài chính, họ là những người nhạy cảm nhất với thị trường và có thể cảm nhận được những tín hiệu khủng hoảng sâu sắc nhất.
“Đằng sau những trường hợp từ chức là nỗ lực của họ nhằm rũ bỏ trách nhiệm trước khi thị trường tài chính sụp đổ, và tránh trở thành dê thế tội. Đây không chỉ là việc ‘từ chức’, mà còn giống một trò chơi ‘thoái thác trách nhiệm” trước khi khủng hoảng nổ ra, họ chọn chuyển trách nhiệm cho người tiếp theo, còn bản thân thì hoàn toàn rút lui.”
Du Wen phân tích rằng khi ngay cả “người của mình” cũng vội vã thoát thân, điều này cho thấy cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ có thể đã vượt quá tầm kiểm soát và chuỗi lợi ích đang sụp đổ. Tất cả họ đều đang chạy trốn, điều này cho thấy việc hệ thống tài chính sụp đổ hoàn toàn chỉ còn là vấn đề thời gian.
Chiến dịch chống tham nhũng của ĐCSTQ trong lĩnh vực tài chính
Kể từ năm nay, ĐCSTQ đã tăng cường nỗ lực chống tham nhũng trong lĩnh vực tài chính. Theo thống kê chưa đầy đủ, ít nhất 67 quan chức cấp cao của ngành tài chính đã bị điều tra trong năm nay và 45 người đã bị trừng phạt. 6 ngân hàng quốc doanh lớn là chiến trường chính trong chiến dịch chống tham nhũng.
Trang tin Yicai ngày 10/9 đưa tin, theo thống kê chưa đầy đủ trên trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Quốc gia, trong số 67 người bị điều tra, có 53 người là cán bộ các cơ quan đảng, nhà nước cấp trung ương, doanh nghiệp nhà nước và đơn vị tài chính nhà nước, năm ngoái con số này là 48 người.
Trong hệ thống ngân hàng, tổng cộng có 23 người bị điều tra, chiếm tỷ lệ 34%; 22 người bị xử lý kỷ luật, chiếm tỷ lệ 49%, trong đó có 14 người bị khai trừ đảng và 8 người bị “khai trừ công chức và khai trừ khỏi đảng”. Trong hệ thống giám sát tài chính, tổng cộng có 10 người bị điều tra và 5 người bị trừng phạt. Trong hệ thống chứng khoán, tính đến giữa tháng 8, tổng cộng 75 đại diện tài trợ từ 24 công ty môi giới chứng khoán đã bị xử phạt và 200 khoản phạt đã được đưa ra cho các công ty môi giới.
Chống tham nhũng trong hệ thống tài chính bị cáo buộc là phương tiện để ĐCSTQ lấp đầy thâm hụt tài chính của mình. Ông Davy Huang cho rằng chính quyền cần kiếm một số tiền để chi tiêu, bình thường có quá nhiều tiền được tung ra, nhưng bây giờ họ cần thu hồi số tiền đã phân phát tràn làn và quá mức. Những người trong Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật có thể kiếm tiền bằng cách bắt giữ một quan chức tham nhũng.
Ngoài ra, ông còn cho biết: “Chính quyền đang ra sức chấn chỉnh ngành này. Quả thực có chút hỗn loạn. Có thể thấy, kiểu chống tham nhũng này quả thực là rất khoa trương. Tất nhiên, không có nghĩa là sau bắt giữ tham nhũng xong thì về sau sẽ không có tham nhũng, nhưng ít nhất thì các quan chức bình thường cũng có chút sợ hãi, có thể là hơi rụt rè.”
“Điều này cũng làm giảm rủi ro hệ thống. Cũng giống như nếu một số ngành tài chính hoạt động thất thường, rất dễ gây ra bong bóng tài chính, một số hoạt động vốn bất hợp pháp cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tài chính.”
Tuy nhiên, ông cho rằng “mọi người đều cảnh giác với kiểu chỉnh đốn này của ngành dịch vụ tài chính. Các khoản vay thông thường và hoạt động kinh doanh bình thường có thể không được thực hiện, và nó cũng có thể làm chậm sự phát triển kinh tế.”
Hệ thống tài chính có nằm ngoài tầm kiểm soát? “Núi lửa” có thể phun trào bất cứ lúc nào
Trong bối cảnh ĐCSTQ tăng cường chiến dịch chống tham nhũng trong hệ thống tài chính, các quản lý cấp cao trong hệ thống tài chính liên tục từ chức, ông Du Wen tin rằng, “Điều này phản ánh các dấu hiệu tham nhũng sâu xa và sự sụp đổ hệ thống trong hệ thống tài chính của Trung Quốc. Phơi bày cục diện mất kiểm soát nghiêm trọng bên trong và bên ngoài của hệ thống tài chính Trung Quốc, cho thấy niềm tin của giới tài chính vào hệ thống tài chính Trung Quốc đã sụp đổ, thậm chí có thể nói là hoàn toàn thất vọng về triển vọng kinh tế của Trung Quốc.”
Ông cho rằng vị trí cao mà họ chiếm giữ vốn là “bát cơm vàng” mà nhiều người mơ ước. Trước áp lực chính trị ngày càng gia tăng và suy thoái kinh tế, họ biết rằng nền kinh tế Trung Quốc đã đi vào ngõ cụt. Chỉ có những bất lợi cực độ mới có thể ngăn cản những người này khỏi một vị trí khiến họ thu được rất nhiều lợi ích.
“Có thể họ biết rằng tổ chức mà họ làm việc đã trở thành một ‘ngọn núi lửa tài chính’ có thể phun trào bất cứ lúc nào. Tiếp tục ở lại chức vụ cao không những không đảm bảo an toàn, mà ngược lại còn khiến họ trở thành nạn nhân của đợt chống tham nhũng và điều tra tiếp theo.”
Ông nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng tài chính mang tính hệ thống và không thể đảo ngược. Hệ thống kinh tế Trung Quốc đang tiến vào vực sâu hơn.”
Từ khóa Tài chính trung quốc kinh tế Trung quốc