Lũ lụt ở Hồ Nam: Ít nhất 30 người thiệt mạng, các hồ chứa đồng loạt xả lũ
- Trí Đạt
- •
Cuối tháng 7, Tp. Tư Hưng, Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc gặp bão Gaemi, gây lũ lụt nghiêm trọng. Người dân Tư Hưng tiết lộ, thị trấn Long Khê của thành phố bị ảnh hưởng nặng nề, trước khi xảy ra thảm họa người dân không nhận được cảnh báo bão, trạm thủy điện nhỏ ở Long Khê bị nước cuốn sập, nạn nhân phần lớn là người già và trẻ em. Theo tin tức chính thức, tính đến ngày 1/8, lũ lụt ở Tư Hưng đã khiến 30 người thiệt mạng và 35 người mất tích. Do mưa lớn tiếp tục kéo dài, chính quyền Tư Hưng trước đó đã ra lệnh cho nhiều hồ chứa mở cửa xả lũ.
Vào ngày 26/7, thành phố (cấp huyện) Tư Hưng, thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu của cơn bão Gemei. 8 ngôi làng ở thị trấn Bát Diện Sơn bị mất liên lạc với thế giới bên ngoài do gián đoạn liên lạc. Chính quyền ĐCSTQ ngày 30/7 từng tuyên bố có 4 người chết, 3 người mất tích và 17 người bị thương nặng. Theo dữ liệu được cập nhật tính đến trưa ngày 1/8, 30 người đã thiệt mạng và 35 người mất tích.
Tuy nhiên Chen Ming (hóa danh), một công dân ở Tư Hưng, tiết lộ với phóng viên Epoch Times rằng số người chết thực tế nhiều hơn dữ liệu được chính quyền công bố.
Chen Ming cho biết, tình hình nghiêm trọng nhất là ở thị trấn Long Khê, Tp. Tư Hưng, “Rất thê thảm, thảm không nỡ nhìn”, “Trạm thủy điện nhỏ Long Khê bị sập”, “Nhiều nạn nhân (đã chết), rất nhiều là người già, còn có trẻ nhỏ.”
Chen Ming cho biết, những người trong cuộc nói với anh rằng trạm thủy điện nhỏ nhưng thuộc loại lớn nhất ở Long Khê đã bị sập. Người dân Long Khê dùng gỗ để chặn thủy điện nhưng vì nước chảy quá mạnh “không chịu được nên đã bị sập”. “Khi lũ đến, nó đã bị cuốn trôi sạch tất cả, không để lại dấu vết gì cả”, “Trận lũ lụt này có liên quan nhiều đến trạm thủy điện”, “Dương Gia Bình đã biến mất, (vì) nó nằm dưới hồ chứa.”
Chen Ming tiếp tục nói rằng ở địa phương có quá nhiều trạm thủy điện nhỏ, và những trạm thủy điện nhỏ này là của tư nhân “Các trạm thủy điện nhỏ đều để tích trữ nước (kiếm tiền)”, “Người có thể xây dựng trạm điện thì đều không phải là người bình thường. Mọi người đều biết điều đó.”
Phóng viên Epoch Times phát hiện ra ngay từ năm 2017, “Bảng giá điện nối lưới của trạm thủy điện nhỏ thành phố Tư Hưng” đã được đăng trực tuyến. Bảng này cho thấy có ít nhất 100 trạm thủy điện nhỏ ở Tư Hưng. Bảng này không phải là bảng hoàn chỉnh. Theo bảng biểu hiện tại, ở thị trấn Long Khê có 10 trạm thủy điện nhỏ.
Vào ngày 15/7/2006, lũ lụt xảy ra ở thị trấn Long Khê do cơn bão nhẹ “Bilis” và gây ra lở đất. Thời điểm đó, chính quyền cho biết 135 ngôi nhà bị sập và 123 mẫu đất nông nghiệp bị phá hủy. Chen Ming cho biết lũ lụt năm nay nghiêm trọng hơn năm 2006.
Bản thân Chen Ming cũng bị ảnh hưởng bởi thảm họa: “Nếu tôi đứng dậy muộn hơn 10 phút, tôi đã không còn.” Chen Ming ban đầu đăng 2 video liên quan lên mạng xã hội, nhưng sau đó anh phải xóa chúng vì bị Cơ quan quản lý không gian mạng đe dọa.
Chen Ming nói, “Tôi cảm thấy dự báo thời tiết lần này không chính xác”, “Dự báo thời tiết không dự báo ở đây sẽ có mưa lớn như vậy. Tôi thậm chí còn không biết rằng một cơn bão đến”, trong thôn có nhiều người già và trẻ em, cũng không biết xem điện thoại di động.
Nhiều cư dân mạng địa phương tiết lộ tình hình thảm họa:
“Hơn 200 người (đã được chôn cất)”. “Tôi là người dân địa phương ở Tư Hưng, và số nạn nhân thực tế vẫn đang được thống kê… Cảnh tượng thật kinh hoàng!”
“Chỗ chúng tôi có một chàng trai trẻ ở đây, cả nhà 5 người chỉ còn một mình anh ta.”
“Làng Thái Ngọc và làng Thu Mộc chắc chắn bị ảnh hưởng bởi con đập thủy điện.”
“Nhiều thanh niên ở Long Khê không thể liên lạc được với người thân của họ.”
“Lực lượng vũ trang đến đây vào ngày 26, phải mất 3 ngày mới ra khỏi làng. Họ nói có nhiều người đã chết và họ không cho trình báo lên cấp trên”. “Ở Long Khê không có tín hiệu, Long Khê thật thảm, hôm nay tôi mới đi ra ngoài được.”
“Tôi nghe các bạn cùng lớp kể rằng mẹ tôi đã bị cuốn trôi khi đang cho gà ăn.”
“Người chủ đã lắp cửa cho tôi, bố mẹ anh ấy đã bị nước lũ cuốn trôi.”
“Dì tôi đã bị chôn vùi, còn anh họ của tôi thì bị thương nặng.”
“Lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của 6 người trong gia đình chồng cũ của tôi ở xã Long Khê.”
Chính quyền ra lệnh cho nhiều hồ chứa xả lũ
Chính quyền cho rằng lũ lụt là do ảnh hưởng của siêu bão Gaemi. Tuy nhiên, nhiều hồ chứa địa phương có chức năng kiểm soát lũ trước đây đã xả lũ tập trung, khiến lũ lụt cục bộ trở nên trầm trọng hơn.
Theo trang web của Chính quyền tỉnh Hồ Nam, do ảnh hưởng của cơn bão Gemei, mưa lớn tiếp tục diễn ra tại thành phố Tư Hưng và mực nước hồ chứa Đông Giang tiếp tục dâng cao. Ngày 27/7, theo lệnh điều động và chỉ huy phòng chống lũ lụt tỉnh Hồ Nam, hồ chứa nước Đông Giang đã mở cửa xả lũ.
Hồ chứa Đông Giang nằm ở đường Đông Giang, thành phố Zixing, tỉnh Hồ Nam, thượng nguồn Lai Thủy (một nhánh của sông Tương Giang). Nó chủ yếu được sử dụng để phát điện và còn có chức năng kiểm soát lũ, đập hồ chứa Đông Giang được mệnh danh là “Đập số 1 ở châu Á”.
恐怖:东江大坝)泄洪,下游城镇立马一片汪洋!7月27日11时,亚洲第一、世界第二的湖南 #郴州 #资兴 市双曲薄壳大坝(#东江大坝)#泄洪,场景惊心动魄,下游资兴、汝城、永兴等地的城镇立刻被淹,有的水深达3米。资兴旅游区变成了 #洪水 侵袭之地,居民无处诉苦,只盼洪水早日消退…… pic.twitter.com/qJWIh0WPJ2
— 希望之聲 – 中國時局 (@SoundOfHope_SOH) July 28, 2024
(Hồ chứa Đông Giang ngày 27/7.)
7月28日,湖南梆州资兴东江大坝泄洪导致湖南梆州资兴兴宁水位上涨成这样子。 pic.twitter.com/JuADKvB7bB
— 大紀元爆料平台 (@china_epoch) July 29, 2024
(Ngày 28/7, xả lũ từ đập Đông Giang khiến mực nước dâng cao.)
Theo China News Service, tính đến 8h ngày 1/8, tổng cộng 6 hồ chứa ở thành phố Zixing đã tràn nước và 4 hồ chứa đã mở cửa xả lũ.
Trí Đạt (t/h)
Từ khóa lũ lụt lũ lụt ở Trung Quốc Hồ Nam