Suy thoái kinh tế Trung Quốc có thể nhìn thấy ‘bằng mắt thường’
- Phương Hiểu
- •
Suy thoái kinh tế Trung Quốc có thể nhìn thấy bằng mắt thường, tâm lý phổ biến của mọi người là lo lắng khi chứng kiến các cửa hàng thực tế lần lượt đóng cửa, các tiệm cắt tóc cũng đóng cửa hàng loạt. Tại Quảng Châu, nhiều chủ cửa hàng đóng cửa đã không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mở các quầy hàng trên đường phố để kiếm sống. Nhiều người dân Trung Quốc chia sẻ, những người liên quan đến bất động sản bị thiệt hại nặng nề nhất do giá nhà đất sụt giảm, mất việc làm, phải trả nợ thế chấp…
Các cửa hàng vật lý dọc các con phố ở Hợp Phì – An Huy vắng tanh
Nuomi, một blogger ở Hợp Phì tỉnh An Huy – Trung Quốc gần đây đã quay một đoạn video cho thấy, dọc đường phố vào lúc 6:30 tối, nhiều cửa hàng mặt tiền có vị trí đẹp vắng tanh, một nơi từng là một khách sạn lớn giờ đã đóng cửa.
“Các cửa hàng vật lý đã đóng cửa trên diện rộng. Tôi thực sự không biết các chủ cửa hàng nên kiếm sống bằng nghề gì. Nhiều cửa hàng vật lý dọc phố không thể hoạt động được nữa. Với những thay đổi về môi trường kinh tế chung trong hai năm qua, các cửa hàng vật lý ngày càng ít đi, thật sự rất khó để tồn tại. Mọi người không đi mua sắm nữa, không có ai trên đường, các cửa hàng lần lượt đóng cửa.”
Nuomi cho biết những chủ nhà từng sống dựa vào tiền cho thuê nhà cũng liên lụy, vì mặt tiền cửa hàng mà họ đã bỏ ra số tiền khổng lồ để mua hiện không thể cho thuê được. Nói chung, chính vì môi trường chung tồi tệ mà người dân bây giờ không có tiền.
Xu thế dựng quầy hàng trên đường phố
Blogger An An ở Quảng Châu gần đây cho biết tại sao ngày càng có nhiều cửa hàng thực tế trên đường phố đóng cửa: Do chi phí vận hành hiện tại của các cửa hàng vật lý cao, trong khi lượng người mua ngày càng ít nên nguồn thu nhập không được đảm bảo, không thể tiếp tục hoạt động.
Cô nói những người không còn mở cửa hàng vẫn phải kinh doanh để nuôi sống gia đình. Gần đây, cô đến chợ đêm ở quận Phiên Ngung – Quảng Châu và phát hiện có hàng trăm gian hàng bày bán nhiều món ngon cũng như các gian hàng bán quần áo. Với sự mở cửa của kinh tế quầy hàng trên đường phố, nhiều người sẵn sàng thuê quầy hàng và lập quầy hàng trên đường phố thay vì mở cửa hàng thực tế. Mô hình kinh doanh truyền thống nói chung là một cửa hàng thực tế và các cửa hàng thực tế có thể khó hoạt động vì nhiều lý do như tiền thuê mặt bằng tăng, chi phí mua hàng cao của các đại lý cấp trung nhưng lượng người qua lại thấp. Hầu hết người tiêu dùng giờ đây có xu thế chọn đến các quầy hàng tiện lợi ven đường thay vì đến các cửa hàng thực tế.
Nhiều tiệm cắt tóc đóng cửa
Nhiều người Đại Lục cho biết, các tiệm cắt tóc ở địa phương đã đóng cửa.
Cô Li Renxia làm kênh tự truyền thông tại Hà Bắc cho biết, sau 3 năm xảy ra dịch bệnh, việc kiếm tiền ngày càng khó khăn. Những người thông minh bắt đầu nghĩ cách sớm thoát khỏi tình huống này và cắt tóc thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Dù sao cuộc sống hàng ngày ai cũng cần cắt tóc. Hơn nữa, mở tiệm cắt tóc không cần có diện mạo rộng rãi hay đầu tư nhiều: một căn phòng rộng hơn 10 mét vuông, dụng cụ và thiết bị làm tóc đơn giản, có thể mở tiệm với chi phí từ 10.000 – 20.000 tệ.
“Tay nghề của thợ cắt tóc đơn giản hơn trước rất nhiều. Một số người ở độ tuổi 30 – 40 đến tiệm cắt tóc học việc trong vài tháng để mở tiệm. Bởi vì thu phí cắt tóc rất thấp, vài năm trước chỉ có 5 tệ, sau này tăng lên 10 tệ. Những ông già, bà cụ trong xóm đều đi cắt tóc nên việc kiếm chút tiền sinh hoạt cũng không phải là vấn đề.”
Tại sao bây giờ nhiều tiệm cắt tóc lại đóng cửa? Li Renxia cho rằng nguyên nhân trực tiếp là nhận thức. Đầu tiên, giá cắt tóc ngày càng cao. Trong vài năm qua, giá cắt tóc đã tăng từ 5 hoặc 10 tệ lên 30 tệ – mức giá không thể chấp nhận được đối với nhiều người – đặc biệt người cao tuổi. Để tiết kiệm tiền, họ thay đổi thời gian cắt từ mỗi tháng một lần thành 3 tháng một lần, như vậy chi phí họ bỏ ra cho cắt tóc gần giống như trước khi tăng giá. Ngoài ra, do những tiệm cắt tóc nhỏ ngày càng mở nhiều, nhưng vì thế họ cũng vắng khách. Một số cửa hàng không thể tồn tại được đã phải đóng cửa.
Thứ hai là quy mô của các tiệm cắt tóc ngày càng lớn hơn và được bổ sung rất nhiều dịch vụ như thẩm mỹ, chăm sóc da, chăm sóc tóc… – đây là những tiệm cắt tóc mà người cao tuổi sẽ không đến. Ở những nơi đó, dù chỉ đến cắt tóc cũng tốn gần 100 tệ, uốn tóc ở tiệm như thế sẽ tốn ít nhất 400 – 500 tệ. Những người lớn tuổi muốn bỏ ra vài đồng để cắt tóc sẽ không đến những nơi cao cấp như vậy để cắt tóc. Trên thực tế, dù lợi nhuận có cao đến đâu, thì nhóm người chi tiêu dịch vụ của họ chắc chắn sẽ không ngừng giảm. Cứ vậy theo thời gian khiến những tiệm đó không thể trụ được nữa.
Cô nói: “Một người bạn của tôi đã chi 5.000 nhân dân tệ để mua thẻ VIP tại một tiệm làm tóc và làm đẹp, nhưng khi sử dụng được chưa tới 1000 tệ thì phát hiện thương hiệu của cửa hàng đã thay đổi. Hiện nay nhiều cơ sở làm đẹp và làm tóc lớn đã đóng cửa, nhưng ngay cả những tiệm cắt tóc nhỏ cũng khó có thể tồn tại. Nhiều người mua công cụ cắt tóc tự cắt ở nhà”.
Nhóm người nào khó khăn nhất?
Một blogger tên Cao Duoyu ở Hải Nam gần đây cho biết, tất cả các ngành công nghiệp đều đang suy thoái, mọi người đều có thể cảm nhận rõ ràng tình trạng tiêu điều của nền kinh tế. Nhận định này là đúng. Môi trường kinh tế chung không tốt khiến mọi người đều thấy ngột ngạt.
Cao Duoyu liệt kê một số nhóm người khốn khổ: Thứ nhất là nhóm người bị ảnh hưởng từ bất động sản, đặc biệt là những người mua nhà giá cao từ năm 2015 – 2021, nhưng bây giờ giá nhà đã giảm thảm hại, khiến tài sản của họ bị âm với cái giá mất cả chục năm làm việc chăm chỉ; thứ hai là những người dân thất nghiệp; thứ ba tệ hơn nữa là những người bị cả hai điều đầu tiên, cộng với nợ nần cao.
Tình hình hiện nay không thể nghi ngờ là điều kiện kinh tế chung không tốt, giống như mùa đông tìm đồ ăn mà không tìm được. Những người phải trả các khoản thế chấp, khoản vay mua ô tô, tiền học phí cho con cái và chi phí y tế của người già là những người lâm cảnh khốn đốn.
Từ khóa kinh tế Trung quốc