Tại sao người ta thường gọi người đàn bà dữ là “sư tử Hà Đông”?

“Từ điển thành ngữ điển cổ Trung Quốc” do Lê Huy Tiêu biên dịch (Hà Nội, 1993) đã giải thích như sau:

Ngày xưa có một người tự xưng là Long Khâu tiên sinh, rất sợ vợ, nhà thơ Tô Đông Pha làm một bài thơ trêu ông ta:

Long Khâu cư sĩ cũng đáng thương
Nói có nói không đêm chẳng ngủ
Bỗng nghe Hà Đông sư tử rống
Gậy chống rời tay lòng hoang mang

(Xem Dung Trai tùy bút, quyển 3 của Hồng Mại đời Tống).

Hà Đông là quê hương của Liễu Thị, vợ Long Khâu tiên sinh, nay thuộc phía Nam tỉnh Sơn Tây. “Sư tử hống” là câu nói của nhà Phật, biểu thị uy nghiêm. Long Khâu tiên sinh bình thường vẫn nói về Phật nên Tô Đông Pha mượn tiếng nhà Phật để trêu ông. Đời sau dùng “Hà Đông sư hống” (sư tử Hà Đông gào rống) để chỉ người vợ hay ghen, đanh đá, bạc ác, hung hãn (Sđd, tr.186, câu 693).

Nguyên văn tiếng Hán của bài thơ là:

Long Khâu cư sĩ diệc khả liên
Đàm không thuyết hữu dạ bất miền
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên

Long Khâu cư sĩ chính là Trần Tháo, tự Quý Thường, người Vĩnh Gia, đời Tống, vợ là người đàn bà họ Liễu (Liễu thị là người đàn bà họ Liễu chứ không phải là họ và tên của vợ Trần Tháo), tính hay ghen lại hung dữ. Một hôm, Tháo thết tiệc đãi khách, có ca kỹ đàn hát; nàng họ Liễu bèn vung gậy đập tường mà la hét om sòm, khiến cho khách khứa bỏ đi về cả. Vì vậy Tô Đông Pha mới làm bài thơ trên đây để vịnh chuyện này mà trêu chọc Trần Tháo.

Sư tử hống là ẩn dụ mà Kinh Phật dùng để chỉ tiếng thuyết pháp sang sảng và uy nghiêm của Đức Phật. Long Khâu cư sĩ Trần Tháo là người thường thích nói chuyện nhà Phật (cư sĩ là người tu tại gia) nên Tô Đông Pha mới dụng tâm dùng ba tiếng sư tử hống để ám chỉ sự la hét của nàng họ Liễu. Ngoài ra, nhà thơ còn có ý đối sư tử với rồng nữa: Long Khâu là gò Rồng. Vị cư sĩ náu mình ở gò Rồng mà lại được nghe tiếng sư tử gầm thì còn gì thú vị bằng.

Địa danh Hà Đông đã được “Từ nguyên”“Từ hải” giải thích khác với “Từ điển thành ngữ điển cố Trung Quốc”. Theo hai quyển từ điển đó thì Hà Đông không phải quê hương của vợ Trần Tháo. Đó là hai tiếng mà Tô Đông Pha mượn ở một câu thơ của Đỗ Phủ. Câu đó là: “Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu”, nói về một người con gái họ Liễu người Hà Đông. Thi sĩ họ Tô đã mượn hai tiếng Hà Đông của câu thơ này làm định ngữ cho danh từ sư tử để ám chỉ vợ Trần Tháo vì người đàn bà này cũng họ Liễu. Chúng tôi cho rằng cách giải thích của “Từ nguyên”“Từ hải” đúng hơn. Và câu thơ của Tô Đông Pha quả là thâm thúy và tế nhị vì nó không có lấy một tiếng nào trực tiếp đả động đến phu nhân của Long Khâu cư sĩ cả.

Gút lại, xuất xứ của mấy tiếng sư tử Hà Đông là bài thơ trên đây của Tô Đông Pha. Nhà thơ đã dùng mấy tiếng đó để ám chỉ vợ của Trần Tháo rồi người đời mới dùng chúng để chỉ người đàn bà hay ghen và hung dữ nói chung.

An Chi
KTNN 153, 10-1994

Đăng lại từ Fanpage Thú Chơi Sách
Mời độc giả ghé thăm

Xem thêm:

Mời xem video “Người Nhật trung thực đến mức nào?”:

An Chi

Published by
An Chi

Recent Posts

Gen Z không hạnh phúc bằng các thế hệ trước, lý do là đây

Thật khó để chúng ta định nghĩa hạnh phúc nhưng một bộ phận Gen Z…

1 giờ ago

Miền Bắc sắp đón nắng nóng sau hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống

Khoảng giữa tháng 5 (ngày 15/5), khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có thể…

2 giờ ago

Chuyện người Hoa ‘chào đón’ mỗi khi ‘ông trùm’ ĐCSTQ công du nước ngoài

Mỗi khi ‘ông trùm’ ĐCSTQ đi thăm nước nào sẽ chứng kiến đông đảo người…

3 giờ ago

Việt Nam lên tiếng về kênh đào Phù Nam Techo

Việt Nam mong Campuchia tiếp tục phối hợp với Việt Nam và các nước trong…

3 giờ ago

Tỷ phú Warren Buffett trả lời về các khoản đầu tư vào Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc

Tỷ phú Warren Buffett cho biết, mục tiêu đầu tư chính của Berkshire sẽ vẫn…

3 giờ ago

Ngày ông Tập đến Pháp, người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng tổ chức biểu tình ở Paris

Người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng đã tổ chức 2 cuộc biểu tình…

4 giờ ago