Nhật thực ứng với các sự kiện lớn tại Trung Quốc cận đại và hiện đại
- Quy Nguyên
- •
Trong rất nhiều nền văn minh cổ xưa, chiêm tinh học được coi là một môn học thần bí, dành cho các học giả uyên bác nhất. Nhưng cũng vì là môn học thần bí, nên kiến thức về nó không được lưu truyền và kiểm chứng đầy đủ, và chỉ cho thấy tác dụng khi một số nhà hiền triết nổi tiếng sử dụng chúng: ở phương Tây có Nostradamus, ở phương Đông có Lý Thuần Phong, ở Việt Nam có Nguyễn Bỉnh Khiêm, đây đều là những nhân vật nổi tiếng về huyền học. Ngoài ra, ở mỗi quốc gia khác nhau tại cùng thời điểm thì vị trí sao trên bầu trời cũng khác nhau, nguyên tắc chiêm tinh cũng khác nhau, do đó chiêm tinh học không thể áp dụng phổ quát, hơn nữa nó lại được lưu truyền không đầy đủ. Do đó, ngày nay người ta không công nhận chiêm tinh, gọi môn học này là “ngụy khoa học”. Giới hạn của khoa học thực chứng chính là “thực chứng”. Nếu như chiêm tinh học không có tính phổ quát, không phù hợp với cách nghiên cứu của khoa học hiện đại thì sao? Nếu như những quy luật “Thiên – nhân” được ghi nhận tại một khu vực địa lý là đúng thì sao? Đọc qua các tác phẩm như bộ chính sử “Tư Trị Thông Giám”, người ta sẽ thấy được mối liên hệ thiên tượng với các sự kiện trọng đại trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, đây là điều đã có rồi. Dưới đây, xin được xem xét mối liên hệ giữa nhật thực và các sự kiện trọng đại trong lịch sử Trung Quốc cận đại và hiện đại.
Khi nhật thực xảy ra, nhìn lên bầu trời, con người trên mặt đất sẽ thấy trăng tròn che khuất mặt trời tròn vành vạnh. Vậy người ta sẽ thấy gì khi từ trên trời nhìn xuống mặt đất? Bạn sẽ thấy bóng trăng quét ngang qua một dải bóng râm hẹp dài. Khi xảy ra nhật thực toàn phần hoặc nhật thực hình khuyên, một khu vực nơi bóng mặt trăng hoặc bóng giả của mặt trăng quét từ Tây sang Đông trên trái đất được gọi là vùng nhật thực.
Trong “Ất Tỵ Chiêm”, Lý Thuần Phong cho rằng nhật thực xuất hiện là biểu hiện hoàng đế nơi đó thiếu đức hạnh. Đối với vùng đất Trung Nguyên và các lãnh thổ xung quanh mà nói, nhật thực đi qua thông thường đều ứng nghiệm với việc thay triều đổi đại hoặc những sự kiện như thảm họa binh đao, thiên hạ đại loạn, động đất, lũ lụt, nạn đói và mất đất. Tính chất của thảm họa có thể được phán đoán từ biểu hiện cụ thể của thiên tượng, chẳng hạn sách cổ viết: Nhật thực bắt đầu từ trên đỉnh, thiên tử trị vì có sai sót. Nhật thực bắt đầu từ bên cạnh, nội bộ tranh chấp, xảy ra chiến tranh và có dấu hiệu thay đổi thiên tử. Nhật thực bắt đầu từ phía dưới, hậu phi hoặc đại thần ngang ngược hoặc phạm pháp.
Sự kết hợp âm dương giữa mặt trăng và mặt trời sẽ tạo ra năng lượng to lớn trong vùng nhật thực của trái đất. Người xưa tin rằng Thiên nhân hợp nhất, “thiên tượng” ám chỉ “việc nơi cõi người”, những thay đổi lớn trong xã hội của một quốc gia hoặc khu vực nơi có nhật thực cũng rất rõ ràng. Bài viết này phát hiện ra rằng ở Trung Quốc cận đại có hai chu kỳ 54 năm về vùng nhật thực. Các sự kiện lớn xảy ra mang tính chu kỳ trong lịch sử có thể dự đoán trước tương lai. Thiên tượng vùng nhật thực này cũng “có thể” dự đoán các sự kiện trọng đại sẽ xảy ra ở Trung Quốc. Tất nhiên, số mệnh là có, nhưng thiên đạo vốn vô thường, chép ra đây chính là để mọi người cùng nhau mặc khải.
Nhật thực xảy ra tại những khu vực khác nhau theo chu kỳ Saros 18 năm 11 ngày (chênh lệch kinh tuyến 120 độ và thay đổi một chút về vĩ độ) có vùng nhật thực tương đồng về hình dạng. Cứ sau ba chu kỳ Saros, tức là sau 54 năm và 1 tháng, vùng nhật thực có cùng hình dạng sẽ xảy ra cùng một nơi lân cận. Saros trong tiếng Latinh nghĩa là “lặp lại”, ba chu kỳ Saros còn được gọi là Exeligmos, tiếng Hy Lạp là ἐξέλιγμος, nghĩa là xoay chuyển bánh xe, chính là “Chuyển luân”. Không rõ là ngẫu nhiên hay chăng, nhưng đây là một từ được sử dụng trong Phật gia với hàm nghĩa rất tôn kính. (Xem bài: Tượng Phật Lư Xá Na ở hang Long Môn và huyền cơ thời mạt thế)
Một lần nhật thực khác thường xảy ra ở bán cầu Nam vào tháng thứ 6 trước và sau nhật thực ở bán cầu Bắc. Hai lần nhật thực cách nhau 6 tháng (hoặc 1 năm) được gọi là cặp nhật thực. Cặp nhật thực ảnh hưởng rất lớn tới những sự kiện trọng đại của bán cầu phía Nam. Xét tới tác động của cặp nhật thực, chu kỳ chính của vùng nhật thực sẽ là 54 năm 1 tháng +/- 1 năm.
Vậy chúng ta hãy cùng điểm lại các sự kiện lịch sử tương ứng với chu kỳ nhật thực này. Nhắc lại rằng theo sách cổ Trung Hoa, khi vùng nhật thực đi ngang qua một quốc gia tại khu vực Trung Nguyên, trước hoặc sau đó thường sẽ mang đến dịch bệnh, xung đột hoặc thay triều đổi đại cho quốc gia này. Do đó ở đây hãy giới hạn trong khu vực địa lý này khi xem xét các chu kỳ nhật thực.
Chu kỳ vùng nhật thực 54 năm đầu tiên ở Trung Quốc cận đại và hiện đại (Đợt “chuyển luân” đầu tiên): 1840; 1894; 1948; 2002. Khoảng cách giữa các vùng nhật thực là 54 năm: 1894-1840 = 54 năm, 1948-1894 = 54 năm, 2002-1948 = 54 năm.
– Nhật thực vành khuyên vào tháng 3/1840, 3 tháng sau xảy ra cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất.
– Nhật thực toàn phần vào tháng 4/1894, 3 tháng sau xảy ra Chiến tranh Giáp Ngọ (Giữa nhà Thanh và Nhật Bản).
– Nhật thực vành khuyên vào tháng 5/1948, năm đó xuất hiện dịch hạch ở Nội Mông, xảy ra cuộc nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tháng 10/1949 ĐCSTQ thành lập. ĐCSTQ thống trị đại lục và Trung Hoa Dân Quốc rút về Đài Loan.
– Nhật thực một phần vào tháng 6/2002, 6 tháng sau xảy ra dịch SARS.
Chu kỳ vùng nhật thực 54 năm thứ hai ở Trung Quốc cận đại và hiện đại (Đợt “chuyển luân” thứ hai): 1856; 1911; 1966; 2020. Khoảng cách thời gian của vùng nhật thực là 54 năm (sai lệch 1 năm): 1911-1856 = 55 năm, 1966-1911 = 55 năm, 2020-1966 = 54 năm.
– Nhật thực một phần vào tháng 9/1856, 1 tháng sau đó xảy ra cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ hai.
– Nhật thực vành khuyên vào tháng 10/1911, xuất hiện dịch hạch ở vùng Đông Bắc Trung Quốc vào đầu năm. Ngay trong tháng xảy ra Cách mạng Tân Hợi trong cuộc khởi nghĩa Vũ Xương (năm 1911), nhà Thanh tan rã ba tháng sau đó.
– Nhật thực vành khuyên vào tháng 5/1966: Trong cùng tháng ĐCSTQ bắt đầu một thập kỷ Đại cách mạng văn hóa.
– Nhật thực vành khuyên vào tháng 6/2020: 6 tháng trước, virus Trung Cộng (COVID-19) bùng phát tại Vũ Hán. Bắc Kinh che giấu dịch. Virus Trung Cộng lan ra toàn thế giới, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của nhân loại.
Ngày 21/6/2020, bốn ngày trước Tết Đoan Ngọ, một vùng nhật thực vành khuyên hẹp đi ngang qua Châu Phi, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan và Thái Bình Dương (gần đảo Guam, Hoa Kỳ). Đây là lần đầu tiên sau hơn 120 năm, vùng nhật thực lại đi qua Trung Quốc Đại lục, và đi ngang qua Đài Loan. Nó tạo thành một cặp nhật thực với nhật thực vành khuyên ở Nam bán cầu vào ngày 26/12/2019 và nhật thực toàn phần ở Nam bán cầu vào ngày 14/12/2020.
Nhật thực 21/6/2020 này cũng đi qua Ethiopia, quê hương của ông Tedros Adhanom, tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới. Dịch châu chấu bùng phát tại Ethiopia từ đầu năm nay và kéo dài gây ra nạn đói lớn.
Phần nhật thực vành khuyên 21/6/2020 lớn nhất xảy ra tại biên giới Trung Quốc – Ấn Độ.
Ngoài ra vùng nhật thực 21/6/2020 đi qua khu vực lân cận giữa Trùng Khánh và Tam Hiệp.
Vùng nhật thực này cũng chạy ngang qua khu vực lân cận giữa Đại lục và Đài Loan và đảo Guam ở Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên vùng nhật thực đi qua cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan sau hơn 100 năm.
Vùng nhật thực vành khuyên ngày 21/6/2020 mang ý nghĩa thiên tượng trọng đại: xung đột biên giới Trung – Ấn, cuộc khủng hoảng tại Hồng Kông, động đất và lũ Tam Hiệp, xung đột hai bờ eo biển Đài Loan, xung đột Trung – Mỹ, và virus Trung Cộng đã bùng phát.
Sau lần nhật thực này, sẽ không xuất hiện vùng nhật thực đi qua Trung Quốc trong vòng 20 năm tới. Sẽ phải mất 10 năm, tức là vào ngày 1/6/2030 mới xuất hiện vùng nhật thực đi qua đầu gà trống vàng (trên bản đồ thế giới, Trung Quốc giống như 1 con gà trống).
Bên cạnh đó, ở Trung Quốc còn lưu truyền thuyết Đại chu kỳ 60 năm của năm Canh Tý:
– Năm Canh Tý 1840: Cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất.
– Năm Canh Tý 1900: Liên quân 8 nước chiếm đóng Bắc Kinh.
– Năm Canh Tý 1960: Nạn đói 3 năm do Đại Cách mạng Văn hóa và Đại Nhảy Vọt, làm chết hàng chục triệu người.
– Năm Canh Tý 2020: Dịch viêm phổi Vũ Hán.
Cuộc khủng hoảng theo chu kỳ vùng nhật thực 54 năm và cuộc khủng hoảng theo chu kỳ 60 năm của năm Canh Tý đều bùng phát vào năm 2020. Năm 2020 có song Xuân (Lịch âm có hai ngày lập Xuân), song nhuận (Năm nhuận, tháng 4 nhuận). Năm 2020 có rất nhiều cuộc khủng hoảng xảy ra. Năm 2020 cũng có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ. Vậy nên có thể nói năm 2020 là năm tràn ngập điềm báo.
Điềm báo đơn lẻ thì xảy ra thiên tai nhân họa, vậy điềm báo trùng điệp lên nhau sẽ là gì? Có lẽ trong vài năm này, thiên cơ tất sẽ lộ ra. Người xưa nói, “Thiên cơ bất khả tận thuyết”, nhưng mà ngày nay dẫu có “tận thuyết” thì không phải ai cũng tin. Truyền thuyết về Noah xưa kia chẳng phải cũng là như thế?
Từ góc độ của một người nghiên cứu thiên văn học Trung Hoa cổ đại, không khỏi tán thán và mặc khải ra rằng lịch sử là một vở kịch đã dựng xong kịch bản. Cuộc chiến chính tà dường như lúc nào cũng có thể là hồi kết. Người xưa giảng rằng “Vật cực tất phản”, đằng sau bóng tối tất sẽ là ánh sáng. Lại có câu nói rằng: “Người quân tử không đứng dưới bức tường sắp đổ”, trong loạn thế thì nhận rõ tà ác là điều quan trọng nhất.
Theo Vision Times tiếng Trung
Tác giả: Quy Nguyên
Thiên Cầm biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Từ khóa nhật thực Thiên nhân hợp nhất Thiên tượng