Opera Don Giovanni: Là lãng mạn hay là dâm ô vô đạo?

Người ta thường nói, “Giá trị đảo lộn hết cả!”, câu nói ấy hẳn là ứng nghiệm với hình tượng Don Juan (Đông Gioăng). Theo dòng chảy thời gian, Don Juan đã trở thành một tính từ dùng để chỉ ai đó lãng mạn, đáng yêu, nhưng lại có phần sở khanh một chút. Nhưng Don Juan thực chất lại là một nhân vật dân gian đầy dục vọng và vô đạo, một hình tượng khiến người châu Âu từng gớm ghiếc… xuất hiện trong vở opera nổi tiếng “Don Giovanni” của Mozart.

Hình tượng Don Giovanni trên sân khấu. (Ảnh: Christian Michelides, Wikipedia, CC BY-SA 4.0)

Don Juan xuất hiện lần đầu tiên trong vở kịch “El burlador de Sevilla y convidado de piedra” (Tạm dịch: Kẻ bịp bợm ở Seville và người khách bằng đá) của Tirso de Molina, lấy bối cảnh vào thế kỷ thứ 14 ở Tây Ban Nha. Trong đó, Don Juan là một gã lăng nhăng, thường đi quyến rũ phụ nữ.

Tirso de Molina viết vở kịch “El burlador de Sevilla” bởi vì ông thấy rằng con người thời bấy giờ đang sống rất vô độ, vứt bỏ đi đạo đức và luôn gây ra tội lỗi. Mặc dù họ tin vào Chúa, nhưng nhiều người lại lầm tưởng rằng chỉ cần trước khi chết, họ sám hối, thì họ sẽ được lên Thiên đàng. Nếu cứ sám hối là sẽ được cứu rỗi, thì Thiên Chúa của phương Tây dạy bảo con người ta sống yêu thương và có đạo để làm gì? Đúng ra, người ta phải sám hối khi làm sai, không lặp lại lỗi lầm, và ngày càng trở thành một con người tốt hơn, cho đến khi đạt được tiêu chuẩn của Thiên thượng và được trở về với Chúa của họ.

Chính vì thế, Tirso đã xây dựng Don Juan như một kẻ vô cùng ma quái, có thể thay hình đổi dạng, và luôn lấy sự đau khổ của người khác làm thú vui. Nhân vật Don Juan của Tirso có một câu nói khá nổi tiếng: “Tan largo me lo fiáis”, có nghĩa “Ta được ban cho quá nhiều thời gian!”, ngụ ý là Don Juan cảm thấy mình vẫn còn trẻ, và cái chết còn cách xa lắm. Vì thế, hắn lầm tưởng rằng mình sẽ có vô khối thời gian để mà sám hối trước những tội lỗi của mình. Rõ ràng, Don Juan ý thức được sự vô đạo của bản thân, nhưng không hề cho rằng đó là điều sai trái, và vẫn trâng tráo mong được cứu rỗi và lên Thiên đàng.

Nhưng cuối cùng, Don Juan cũng không thể tránh được bị quả báo khi nhận lấy sự trừng phạt của Chúa trời, bị một bức tượng đá thẩm phán. Tirso muốn nhắc nhở người đời rằng, sám hối hời hợt là không đủ, và cuối cùng người ta cũng sẽ phải trả giá cho tội lỗi mà mình đã gây ra…

Don Juan bị thẩm phán. (Tranh: Alexandre-Évariste Fragonard, Rama, Wikipedia, CC BY-SA 2.0 FR)

Viết về Don Juan có các nhà soạn kịch, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế giới như: Carlo Goldoni, Nikolaus Lenau, Molière, Alfred de Musset, Lord Byron, Prosper Mérimée, Aleksander Pushkin… Tất cả có gần 140 tác phẩm văn học nghệ thuật trên thế giới viết về nhân vật này. Trong số đó phải kể tới vở opera đặc sắc “Don Giovanni” của thiên tài âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart. Don Giovanni là một trong 3 vở opera hay nhất và được yêu thích nhất của Mozart cùng với “Đám cưới Figaro” “Cây sáo thần”.

Vở kịch bắt đầu với tình tiết Don Giovanni bị quận công Commendator, cha của Donna Anna, một người phụ nữ mà hắn muốn cưỡng đoạt, chặn lại. Để rửa nhục cho con gái, quận công Commendatore đã thách đấu với Don Giovanni, bấy giờ là một kẻ ẩn danh đằng sau chiếc mặt nạ. Thật không may, trong cuộc chiến sinh tử đó, phần thắng lại thuộc về Don Giovanni. Và hắn cùng tên hầu chạy trốn, bỏ mặc nàng Anna đau khổ vì cái chết của cha. Ottavio, chồng chưa cưới của nàng, hứa sẽ giúp nàng trả thù cho cha.

Trước màn thách đấu. (Ảnh: ZYN, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Trong hành trình tiếp sau đó, Don Giovanni đã quyến rũ và bỏ rơi nàng quý tộc Donna Elvira, rồi cô nông dân Zerlina. Nhưng tên hầu của hắn còn tiết lộ một sự thật kinh khủng hơn: Don Giovanni đã làm như vậy với hàng nghìn phụ nữ tại nhiều quốc gia khác nhau ở Ý, Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, và Tây Ban Nha. Rồi điều gì đến cũng phải đến, Don Giovanni bị Donna Elvira, Ottavio và Anna lật tẩy. Nhưng hắn đã ranh mãnh thoát khỏi sự truy đuổi nhiều lần, và thậm chí còn dám quay lại tán tỉnh cô hầu gái của Donna Elvira.

(Ảnh: Christian Michelides, Wikipedia, CC BY-SA 4.0)

Tình cờ trong một lần chạy trốn, Don Giovanni cùng người hầu đi qua nghĩa địa. Và tại đây bức tượng nhập hồn của quận công Commendatore đã cảnh báo rằng điệu cười ranh mãnh của Don Giovanni sẽ không còn tiếp tục vào sáng ngày mai. Thay vì sợ hãi, Don Giovanni trâng tráo mời bức tượng tới dự bữa tối.

Tối hôm đó, Elvira với tấm lòng của mình, cố tìm gặp Don Giovanni, không phải là để nối lại tình yêu, mà là để khuyên bảo hắn sửa đổi. Tuy nhiên, Don Giovanni gạt phắt và chế giễu nàng. Elvira rời đi, và người ta nghe thấy tiếng thét sợ hãi của cô. Ngay sau đó, Don Giovanni chứng kiến bức tượng của quận công Commendatore tới, đúng như lời hẹn. Linh hồn quận công cho Don Giovanni một cơ hội cuối cùng để sám hối, nhưng hắn vẫn từ chối. Thế là bức tượng đá chợt biến mất, địa ngục hiện ra, và ác quỷ kéo Don Giovanni vào địa ngục trong tiếng kêu thét sợ hãi của tay quý tộc dâm ô vô đạo.

Vở opera kết thúc bằng những lời đồng ca:

“Đấy là cái kết của kẻ làm điều ác…”

“Don Giovanni” gồm hai màn, do Wolfgang Amadeus Mozart soạn nhạc và nhà văn Ý Lorenzo da Ponte viết lời. Âm nhạc của Don Giovanni xuất sắc và ấn tượng đến mức Tchaikovsky từng nói: “Chỉ đến khi nghe ‘Don Giovanni’, tôi mới biết thế nào gọi là âm nhạc…” Cho dù Tchaikovsky có hơi thần tượng Mozart thái quá, nhưng bất cứ người nghe nhạc nào đã từng xem “Don Giovanni” cũng không thể không thừa nhận tài năng của Mozart. Thậm chí nhiều nhà phê bình âm nhạc không ngần ngại đánh giá đây là tác phẩm opera hay nhất trong các vở opera.

Cũng giống như Don Juan của Tirso, Don Giovanni của Mozart là một kẻ muốn phá tan và chà đạp lên mọi đạo lý thông thường của xã hội, là biểu tượng điển hình nhất của lối sống thuận theo cám dỗ vật chất, xác thịt, tôn thờ chủ nghĩa vị kỷ, vô thần. Có thể nói, Don Juan không khác gì một bản sao nam giới của Carmen cả. (Xem bài: Vở opera Carmen: Là tự do hay là dục vọng?)

Nhìn lại thế giới hiện đại ngày nay, liệu chúng ta có dám thừa nhận rằng có một Don Giovanni nào đó đang lớn lên bên trong mỗi con người của xã hội hiện đại? Tiếc thay, yếu tố đạo đức trong Don Giovanni của Mozart đã bị che lấp bởi những cảnh giường chiếu và hở hang giữa tay quý tộc lăng nhăng và những người phụ nữ, ngay trên sân khấu opera. Liệu rằng thông điệp xuyên thời gian của Tirso hay Mozart có chạm đến được tâm khảm và lương tri của chúng ta? Nhân loại sẽ đi về đâu nếu chúng ta không biết nhìn lại và hối hận, không muốn thay đổi nhưng lại trông chờ sự cứu rỗi?

Bạn đọc quan tâm có thể xem toàn bộ vở opera:

Lê Anh

Xem thêm:

Lê Anh

Published by
Lê Anh

Recent Posts

Đại diện cấp cao EU Josep Borrell: EU sẽ không công nhận Đài Loan

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell cho biết EU…

2 giờ ago

Bé gái 18 tháng tuổi khỏi bệnh điếc nhờ công nghệ gen mới

Sau khi điều trị bằng liệu pháp gen, bé gái bị điếc bẩm sinh đã…

3 giờ ago

Hơn 100 khinh khí cầu của ĐCSTQ đi vào eo biển Đài Loan vài tháng qua

Đài Loan đã phát hiện hơn 100 khinh khí cầu ĐCSTQ bay trên bầu trời…

4 giờ ago

Người Trung Quốc vượt biên vào Mỹ tăng kỷ lục: Đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia

Tình trạng người Trung Quốc vượt biên trái phép vào Mỹ đang tăng kỷ lục…

5 giờ ago

Người đưa tin COVID-19 thời đầu biến mất khi mãn hạn tù: Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc

Nhà báo công dân đưa tin về COVID-19 tại Vũ Hán thời đầu dịch bệnh…

5 giờ ago

3 học viên tự uống thuốc ho tử vong, phó phòng y tế cơ sở cai nghiện bị bắt

Ba học viên tại cơ sở cai nghiện ở Bà Rịa-  Vũng Tàu, tuổi từ…

5 giờ ago