Nước Nga rồi sẽ đi đâu?

“Nếu cô lập Nga, đẩy nước này ra khỏi phương Tây, thì Moscow chỉ có một hướng duy nhất để đi – đó là hướng đông, tới Trung Quốc”.

Đó là nhận định của Pat Buchanan, cựu giám đốc truyền thông Nhà Trắng và cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, đăng trên The American Conservative hồi tháng 5.

Ông Buchanan bắt đầu bài viết của mình bằng cách nhắc lại một phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin 17 năm về trước.

“Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết là thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ [XX]. Đối với người dân Nga nó đã trở thành một thảm kịch thực sự. Hàng chục triệu đồng bào và đồng hương của chúng tôi bỗng nhiên thấy mình đang sống bên ngoài lãnh thổ đất nước…”

Phát biểu của Tổng thống Putin năm 2005 đến nay vẫn có thể hiểu được theo một logic nhất định; mặc dù nhà lãnh đạo của quốc gia lớn nhất hành tinh đôi khi vẫn khiến nhiều người phải vắt óc để tìm logic trong tâm trí ông với việc thường xuyên chỉ trích thậm tệ Lênin và các nhà lãnh đạo cộng sản quá khứ vì những chính sách mà ông cho là sai lầm và khắc nghiệt đối với đất nước và người dân Nga.

Khi Putin gia nhập cơ quan mật vụ Liên Xô (KGB) năm 1975, thành phố Berlin đang nằm sâu 110 dặm bên trong lãnh thổ Đông Đức, khi ấy vẫn dưới sự chiếm đóng của quân đội Liên Xô theo Hiệp định Potsdam. Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Romania và Bulgaria là các quốc gia thành viên của khối Hiệp ước Warsaw.

Litva, Latvia và Estonia là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Ukraine là quốc gia đông dân nhất và gần gũi nhất về mặt sắc tộc với nước Nga trong số các nước cộng hòa thuộc Liên Xô khi ấy.

Và hôm nay? Berlin đang là thủ đô của nước Đức thống nhất theo thể chế tự do, là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO, và đang bắt đầu chiến dịch tái vũ trang do tác động của việc Moscow xâm lược Ukraine.

Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary, Romania và Bulgaria đã trở thành thành viên chính thức của NATO do Mỹ đứng đầu, vốn được lập ra để kiềm chế Liên Xô cộng sản.

Các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ như Litva, Latvia và Estonia cũng đã là thành viên NATO. Liên minh quân sự này mới đây còn nhận được đơn xin gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan, những nước vốn chọn đứng trung lập trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Riêng Thụy Điển đã có lịch sử gần 200 năm trung lập trong liên kết quân sự; và đến lúc này họ quyết định thay đổi điều đó.

Với sự hậu thuẫn của NATO và Mỹ, Ukraine đang tiến hành cuộc chiến nhằm đẩy lui quân đội Nga ra khỏi lãnh thổ. Cuộc chiến này nhận được sự hỗ trợ, hay chí ít là ủng hộ bề mặt của hầu hết mọi quốc gia trên lục địa châu Âu.

Tuy nhiên, nước Nga hiện tại vẫn là một cường quốc.

Là quốc gia lớn nhất trên trái đất với lãnh thổ rộng gấp đôi nước Mỹ, nước Nga sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới; vượt qua Mỹ và Trung Quốc về số lượng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Quốc gia này có những dải đất rộng lớn mênh mông với các mỏ khoáng sản, than đá, dầu mỏ và khí đốt khổng lồ nằm bên dưới. 

Nhưng nước Nga cũng có những điểm yếu rõ ràng và lỗ hổng dường như đang ngày càng bị khoét rộng. 

Trong khi Putin xây dựng được lực lượng quân sự ấn tượng ở vùng Bắc Cực, thì Biển Baltic đang dần trở thành một cái hồ của NATO, với viễn cảnh Thụy Điển và Phần Lan tham gia liên minh quân sự này. 

Đặc biệt là đảo Gotland thuộc Thụy Điển nằm giữa Biển Baltic, với tầm quan trọng chiến lược, án ngữ trên con đường thủy duy nhất mà Nga có thể tiếp cận trực tiếp với phương Tây.

Các tàu chiến của Nga ra khỏi St.Petersburg đến Đại Tây Dương phải vượt qua hệ thống phòng thủ ven biển của 11 quốc gia NATO hiện tại hoặc trong tương lai, bao gồm: Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva, Thụy Điển, Ba Lan, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Anh và Pháp.

Một trong những câu hỏi được đặt ra là: Nước Nga, Quo Vadis?

Nước Nga sẽ đi đâu?, trong bối cảnh bị thu hẹp về nhiều mặt so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh trước đối thủ lớn là nước Mỹ?

Theo Pat Buchanan, nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc Nga đang thúc giục Điện Kremlin liên minh với cường quốc đối thủ ngày nay của Hoa Kỳ, đó là Trung Quốc cộng sản.

Đây có thể là công thức cho Chiến tranh Lạnh thứ hai, nhưng cuộc chiến này sẽ mang đến lợi hại thế nào cho đất nước và người dân Nga?

Có thể thấy trong bất kỳ dạng thức liên minh Nga-Trung nào, không nghi ngờ gì về việc Nga hay Trung Quốc, nước nào mới là kẻ đóng vai trên.

Dân số 1,4 tỷ người của Trung Quốc gấp 10 lần nước Nga. Về phía đông của dãy Ural, dân số của Trung Quốc gấp 50 đến 100 lần dân số Nga ở vùng Siberia và Viễn Đông. Và Trung Quốc hiện đang là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Không phải nước Mỹ thèm muốn một ngày nào đó có thể kiểm soát các nguồn tài nguyên khổng lồ của Nga từ Novosibirsk đến Biển Bering; mà chính là Trung Quốc.

Và Bắc Kinh vẫn đang âm thầm mua dầu giá rẻ từ Moscow.

Trong những ngày khốc liệt nhất của Chiến tranh Lạnh, các tổng thống Mỹ như Dwight Eisenhower, Richard Nixon và Ronald Reagan đã cố gắng tìm kiếm những điểm chung trong mối quan hệ với Nga để tránh xung đột.

Eisenhower đã mời nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev, thường được phương Tây gọi với biệt danh là “Gã đồ tể của Budapest” (do đã ra lệnh cho xe tăng Liên Xô tràn vào Budapest để nghiền nát cuộc cách mạng Hungary năm 1956), cho chuyến thăm Hoa Kỳ kéo dài 12 ngày vào năm 1959; trong khi Nixon bắt đầu một “sự giảm căng thẳng” với Leonid Brezhnev, người đã ra lệnh cho Khối Warsaw dập tắt “Mùa xuân Praha” tại Tiệp Khắc vào năm 1968. Reagan và Mikhail Gorbachev đã đàm phán về việc dỡ bỏ vũ khí hạt nhân trong Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung năm 1987.

Với sự thù địch mà Tổng thống Putin đã tạo ra từ cuộc xâm lược Ukraine, các nhà lãnh đạo phương Tây hiện tại có thể không lôi kéo Nga vào chiến tranh lạnh. Nhưng theo ông Buchanan, nếu cô lập Nga, đẩy nước này ra khỏi phương Tây, thì Moscow chỉ có một hướng duy nhất để đi – đó là hướng đông, tới Trung Quốc cộng sản của Tập Cận Bình.

Theo một số nhà phân tích, đó chính là điều mà cựu Tổng thống Trump không mong muốn. Ông Trump đã muốn tách Nga ra khỏi Trung Quốc cộng sản, vì ĐCSTQ mới thực sự là mối nguy lớn nhất đối với Hoa Kỳ, với thế giới tự do và với chính người dân Trung Quốc. Nhưng nước Mỹ dưới thời Tổng thống Biden đã phá hỏng điều này, và đang từng bước đẩy nước Nga của ông Putin về phía ĐCSTQ.

Trong hơn 230 năm kể từ khi lập quốc, Hoa Kỳ chưa bao giờ gây chiến với nước Nga; từ thời Vương tộc Romanov cho đến tận thời của chủ nghĩa Putin. Bởi vậy, ông Buchanan cho rằng, nước Mỹ lúc này cần phải duy trì truyền thống đó.

Phong Vân (t/h)

* Ông Pat Buchanan từng là giám đốc truyền thông Nhà Trắng và cố vấn đặc biệt của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan. Bài viết Quo Vadis, Mother Russia? của ông Buchanan được đăng trên The American Conservative ngày 21/05/2022.

* Quo Vadis trong tiếng Latinh nghĩa là “Ngài đi đâu?” Câu hỏi này liên hệ đến một truyền thuyết nổi tiếng trong Cơ đốc giáo.

* Bài viết của ông Pat Buchanan không phản ánh quan điểm của Trí Thức VN.

Phong Vân

Published by
Phong Vân

Recent Posts

Giá vàng SJC có thiết lập mặt bằng mới sau phiên đấu thầu?

Sau mỗi phiên đấu thầu thành công, giá vàng SJC lại tăng phi mã. Kết…

4 giờ ago

Ông Tygart: Olympic Paris sẽ thành thảm họa nếu bỏ qua gian lận doping của Trung Quốc

Ông Tygart cảnh báo rằng Olympic Paris có thể trở thành một thảm họa nếu…

10 giờ ago

Hà Nội dự kiến mở rộng gấp đôi đường Láng

Đường Láng sẽ được mở rộng từ khoảng 21 m cả hai chiều hiện nay…

11 giờ ago

Người đàn ông bị bắt và buộc tội vì cho du khách TQ mượn thẻ thành viên Costco

Gần đây, một người Mỹ gốc Hoa khai đã cho một du khách Trung Quốc…

12 giờ ago

“Cơn ác mộng lại đến” – Công dân Mỹ nói về việc cha bị bắt cóc phi pháp tại TQ

Cô Hàn, một công dân Hoa Kỳ, đã từng sống trong “ác mộng” suốt 13…

12 giờ ago

Gặp vô số người không bằng có quý nhân chỉ dạy

Tục ngữ có câu: "Gặp vô số người không bằng có quý nhân chỉ đường."…

13 giờ ago