Bản chất & hiện tượng

Nhiều bạn trẻ tâm sự với tôi, em sợ con người vì con người quá xấu xa. Em bỏ chạy đi tìm nơi hoang vắng để một mình sống với cỏ cây cho nó dễ.

“Bạn không thể điều khiển những gì xảy đến với mình, nhưng bạn có thể điều khiển thái độ đối với những gì xảy đến với mình…” – Brian Tracy. (Ảnh: Eakarat Buanoi/Shutterstock)

Đâu đó trong từng câu chuyện kể, tôi hiểu các bạn đã trải qua những vết cắt, nỗi đau, sự vấp ngã trong đời. Nhưng đời ai mà chẳng có thăng trầm, bị đâm nát chỗ này, chém chỗ kia dăm ba nhát? Lỗi có phải tất cả là ở họ?

Một sự việc, hiện tượng xảy ra, bản chất là như nhau, nhưng cách mỗi người nhìn nhận, thấu hiểu và giải quyết vấn đề dựa trên hiện tượng hoàn toàn khác nhau. Cho nên mới có mấy chiêu trong binh pháp kiểu Mạn thiên quá hải – Lừa trời vượt biển hay Vô trung sinh hữu – không có làm thành có. Lý do tại sao mấy kế này lừa người dễ dàng như vậy là vì con người vốn nông cạn, thấy vậy tưởng vậy, thiếu EQ, thiếu tư duy phản biện, thiếu hiểu biết và thấu cảm, ngã mạn hay tự cho là bản thân mình đúng.

Cho nên, khi một sự việc diễn ra, cái CPU (bộ xử lý trung tâm) trong não chưa kịp xử lý đã phản ứng quá nhanh quá nguy hiểm, thiếu suy nghĩ, phân tích, thiếu bình tĩnh, và thế là mọi sự banh chành, nhỏ xé ra to, cháy phừng phực không vì lý do nào cả. Thói thường là như thế, và chúng ta sinh ra trong xã hội này đã bị nhiễm vi rút đó.

Đương nhiên, xã hội nhiều kẻ xấu thật, nhưng không có nghĩa là tất cả mọi người đều xấu. Khi bản thân ta lười biếng, cứ đổ đồng cho chúng nó là xấu hết, đỡ mắc công suy nghĩ, ta vừa chọn cho mình cách đóng kín tất cả mọi cánh cửa kết nối với những điều và những người tốt đẹp, chọn đoạn tuyệt với niềm vui, hạnh phúc, chọn từ bỏ hành trình gian nan đầy sắc màu đi về phía mặt trời. Ta nghĩ tất cả loài người xấu. Và ngược lại họ cũng có quyền nghĩ là ta xấu. Điều đó có làm ta xấu thật hay không?

Khi chọn phản ứng với hiện tượng, mà hiện tượng thì thật giả lẫn lộn, thấy vậy không phải vậy hay có thể là vậy, ta sẽ muôn đời quay cuồng, sợ hãi, giận dữ rồi lăn ra trầm cảm. Chi bằng ta quay về tập trung vào trí huệ lẫn sự thấu cảm, lòng bi mẫn trong chính bản thân mình để hiểu ra bản chất của mọi vấn đề.

Bản chất là như nhau, nhưng cách mỗi người phản ứng với hiện tượng, tuỳ vào cảnh giới của mình, sẽ rất khác nhau. Càng phản ứng, càng cô độc và đau khổ.

Nguyễn Phi Vân (Chuyên gia nhượng quyền)

(Chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân hiện là thành viên sáng lập và phát triển của Công ty World Franchise Associates khu vực Đông Nam Á, Thành viên sáng lập và điều hành Công ty Retail & Franchise Asia, Chủ tịch hội đồng cố vấn – Saigon Innovation Hub…

Nguyễn Phi Vân là tác giả của các sách: “Quảy gánh băng đồng ra thế giới”, “Tôi, tương lai và thế giới”, “Sổ tay ra thế giới”, “Quảng cáo ở Việt Nam – Một góc nhìn của người trong cuộc”, “Nhượng quyền khởi nghiệp – Con đường ngắn để bước ra thế giới”…)

Đăng theo Facebook Nguyễn Phi Vân dưới sự đồng ý của tác giả. Vui lòng đọc bài gốc tại đây.

Xem thêm:

Nguyễn Phi Vân

Published by
Nguyễn Phi Vân

Recent Posts

Vụ trộm xe máy và 81 đơn hàng của shipper: Bắt thêm đồng phạm trong nhóm trộm

Ghé ăn trưa mà không rút chìa khóa xe, nam shipper bị trộm cả xe…

1 giờ ago

Nguồn gốc tên gọi một số địa danh ở Sài Gòn (P3)

Gia Định thời đó là tiền thân của thành Phố Sài Gòn sau này, vì…

1 giờ ago

Đạo làm quan thời xưa: Xử chặt chân người, người vẫn cảm ân

Người làm quan cần thanh chính liêm khiết, không sợ quyền thế, nhưng phẩm chất…

2 giờ ago

Nhìn lại sự phát triển Phật giáo qua các thời kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần

Phật giáo phát triển mạnh tới tận triều đình nước ta từ thời nhà Đinh…

2 giờ ago

Phó Chủ tịch UBND TP. Long Xuyên cùng 2 cán bộ bị bắt

Liên quan đến vụ án sai phạm đất đai xảy ra tại Trung tâm Phát…

2 giờ ago

Mỹ sẽ sản xuất ‘máy bay ngày tận thế’ mới

Mỹ sẽ sản xuất “máy bay ngày tận thế" mới để cho phép tổng thống…

2 giờ ago