Categories: Xã luậnBlog

Blog: Lương Chấn Anh nghĩ Hồng Kông chưa đủ loạn nên quay trở lại?

Ông Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying) có ý tham gia tái tranh cử Trưởng Đặc khu và những người hâm mộ ông Lương thường xuyên công kích Chính phủ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga về những chính sách như chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) và vấn đề nhà ở. Người của hai bên thường xuyên xảy ra khẩu chiến. Tại sao ông Lương Chấn Anh, người đã từ chức vào năm 2017 lại nổi lên trở lại? Liệu ông ta có nhiệm vụ chính trị nào đó chưa hoàn thành?

Ông Lương Chấn Anh, cựu Trưởng Đặc khu Hồng Kông, hiện là phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Nguồn: VOA)

Theo Hk01, cơ quan truyền thông thân Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Lương Chấn Anh hy vọng có thể một lần nữa cạnh tranh chức vụ Trưởng Đặc khu Hồng Kông. Về vấn đề này, phía Bắc Kinh chưa thấy có động tĩnh đồng ý hay phản đối gì. Phe ông Lương Chấn Anh đã tận dụng tối đa không gian mơ hồ này để tìm kiếm sự ủng hộ của mọi người từ mọi tầng lớp xã hội, hy vọng rằng chính quyền trung ương Trung Quốc cuối cùng sẽ cho phép ông ta tranh cử.

Lòng dạ khó lường của Lương Chấn Anh

Công luận Hồng Kông đã có không ít tiếng nói chỉ ra sự nham hiểm và độc ác của ông Lương Chấn Anh, ngay khi lên nắm quyền vào năm 2012 người ta đã ví ông ta là “Anh sói”. Ngoài ra, ông Lương còn được gọi là “tắc kè hoa ngày 4/6” vì thay đổi khó lường. Năm 1989, một ngày sau cuộc thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4/6, ông Lương Chấn Anh đã viết một bản tuyên ngôn lên án ĐCSTQ, được đăng trên tờ Văn Hối (Wenweipo) vào ngày 6/6 năm đó.

Ông ta cũng công khai lên án việc chính quyền Bắc Kinh đàn áp bạo lực các sinh viên biểu tình ôn hòa, nói rằng việc ĐCSTQ không giữ lời hứa với các sinh viên thỉnh nguyện sẽ khiến người dân Hồng Kông mất lòng tin, đặt câu hỏi liệu chính quyền có giữ cam kết trong “Tuyên bố chung của Trung – Anh” và Luật cơ bản Hồng Kông hay không. Sau khi chuyển giao chủ quyền vào năm 1997, Lương Chấn Anh đã bị ‘đánh cho hiện nguyên hình’. Vào ngày kỷ niệm 23 năm biến cố Thiên An Môn ngày 4/6, ông Lương đã từ chối trả lời các câu hỏi về ngày này.

Chủ tịch Lý Trác Nhân (Lee Cheuk-yan) của Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước của Trung Quốc (Hong Kong Alliance in Support of Patriotic Democratic Movements of China) chỉ trích ông Lương là “tắc kè hoa ngày 4/6” và “Trưởng Đặc khu bán lương tâm”, nói rằng ông ta không thể đại diện cho người dân Hồng Kông. Một số cư dân mạng khiển trách rằng ông Lương coi các giá trị xã hội cốt lõi gồm tự do, dân chủ và công lý như khăn giấy, vứt bỏ sau khi sử dụng xong.

Bất ngờ thắng trong bầu cử Trưởng Đặc khu năm 2012

Việc ông Lương Chấn Anh dám từ bỏ điểm mấu chốt của đạo đức và tính cách thượng tôn quyền lợi phù hợp với thông lệ nhất quán của ĐCSTQ. Người ta luôn đồn rằng ông Lương là một Đảng viên ngầm, nhưng ông ta đã lên tiếng phủ nhận. Tuy nhiên, một nhân viên truyền thông lâu năm nói rằng đảng viên ĐCSTQ dối trá để che giấu danh tính thật là chuyện cơm bữa.

Năm 2017, ông Henry Tang (trái) mất chức Trưởng Đặc khu do những tin tức tiêu cực, giúp ông Lương Chấn Anh (phải) thắng cử (Nguồn: Getty Images).

Vào trước thềm bầu cứ Trưởng Đặc khu năm 2012, có vẻ như Bắc Kinh muốn Đường Anh Niên (Henry Tang) sẽ trở thành Trưởng Đặc khu tiếp theo.

Sau đó, trong chiến dịch tranh cử, dinh thự của ông Đường Anh Niên đã bị phanh phui vi phạm nguyên tắc xây dựng. Hai dinh thự của ông Đường trên đường York được kết nối với nhau, có tầng hầm dưới lòng đất rộng hơn 2.250 feet vuông để cất giữ mọi thứ: hầm rượu, phòng uống rượu, sân đa năng, phòng tập thể dục, phòng tắm kiểu Nhật… Sau khi sự việc bị bại lộ, rất đông giới truyền thông đã túc trực bên ngoài dinh thự để phỏng vấn, sự kiện một thời đã trở thành tâm điểm chú ý của Hồng Kông. Sau khi ông Đường Anh Niên bị phanh phui vụ việc, Bắc Kinh lên tiếng: ông Đường và ông Lương ai làm Trưởng Đặc khu cũng được. Cuối cùng, ông Lương Chấn Anh đã trúng cử thành công.

Trưởng Đặc khu được bầu để làm loạn Hồng Kông

Truyền thông Hồng Kông khi đó thường mô tả ông Lương Chấn Anh là “ngôn ngữ đạo đức giả”, có nghĩa là khả năng ngụy biện của ông Lương là vô đối. Thành tựu chính trị của ông không có gì nổi bật. Làm sao một kẻ làm con rối của ĐCSTQ lại được lòng dân?

Khi ông Tập Cận Bình nhậm chức vào năm 2013, nhiệm vụ hàng đầu là chống tham nhũng, “thanh trừng từ ruồi đến hổ”, tất cả đều nhằm vào phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.

Hồng Kông là địa bàn của phe Giang, truyền thông Hồng Kông luôn kháo nhau ông Lương Chấn Anh phụng lệnh của Tăng Khánh Hồng (cựu Phó chủ tịch Trung Quốc, thân tín của Giang Trạch Dân). Ngay vào năm 2014 khi ông Tập Cận Bình nỗ lực chống tham nhũng, phe Giang đã chọn vào ngày 10/6 (ngày Phòng 610 trấn áp Pháp Luân Công được thành lập) cho Quốc vụ viện xuất bản “Sách trắng một quốc gia, hai chế độ” đối với Hồng Kông. Theo đó chỉ ra mức độ tự trị cao của Hồng Kông “giới hạn ở Trung ương dành bao nhiêu quyền lực thì Hồng Kông được hưởng bấy nhiêu quyền lực”.

Không nghi ngờ gì đây là ngòi nổ khiến người Hồng Kông phẫn nộ. Người dân Hồng Kông từ lâu đã không hài lòng với việc Bắc Kinh không thực hiện lời hứa, không tổ chức tổng tuyển cử kép vào năm 2007/08, vì vậy Sách Trắng đã khơi mào cho chiến dịch bất tuân dân sự năm đó, mà sau này là Phong trào Ô dù.

Trong năm 2016 và đầu năm 2017, cây bút của Thành Báo (Sing Pao) Hồng Kông dưới bút danh Hán Giang Tiết đã liên tục chỉ trích ông Lương Chấn Anh cùng những quan chức hàng đầu phe Giang gồm Giám đốc Văn phòng Liên lạc ĐCSTQ lúc đó là Trương Hiểu Minh (Zhang Xiaoming) và Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ Trương Đức Giang là những kẻ gây hỗn loạn Hồng Kông. Tác giả cũng chỉ ra rằng ông Lương Chấn Anh đã đạo diễn vở kịch “Hồng Kông độc lập”; đã khiến các sinh viên không có vũ khí trong Phong trào Ô dù phải hứng 87 viên đạn hơi cay, gây phẫn nộ. Xảo quyệt nữa là ông Lương và những người bị bêu tên lại không công khai phản hồi.

Ngoài ra, sau khi ông Lương Chấn Anh nhậm chức, một loạt tổ chức có chữ đầu là “yêu” đã xuất hiện ở Hồng Kông, nhắm công kích các nhà dân chủ và Pháp Luân Công. Thế giới bên ngoài nói chung cho rằng ông Lương Chấn Anh là lực lượng được phe Giang ở Hồng Kông bồi dưỡng nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ chính trị của phe này. Ông Tăng Khánh Hồng nói: “Hồng Kông càng hỗn loạn thì càng dễ xử lý”. Gây rối Hồng Kông đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Lương, để sau này Tập Cận Bình gánh vác trách nhiệm. Trong 5 năm cầm quyền của Lương Chấn Anh, xã hội Hồng Kông bị chia rẽ nghiêm trọng.

Tại sao Lương Chấn Anh lại muốn tái tranh cử?

Vào tháng 12/2016, ông Lương Chấn Anh bất ngờ tuyên bố sẽ không tái cử vì muốn chăm sóc gia đình. Vào tháng 9/2017, Trương Hiểu Minh cũng được điều động trở lại Bắc Kinh để giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao, sau đó ông ta được điều chỉnh thành Phó Chủ nhiệm. Có vẻ như ông Tập Cận Bình có ý định làm sạch ảnh hưởng của phái Giang ở Hồng Kông. Nhưng năm nay, ông Lương đang có dấu hiệu trở lại!

Khi nói về phe Giang và phe Tập, không thể không nói đến điểm khác biệt cơ bản giữa hai phe, đó là vấn đề Pháp Luân Công. Phe Giang được biết đến với cái tên “Băng đảng nợ máu”, tay bê bết máu bức hại các học viên Pháp Luân Công. Tập Cận Bình không muốn bị trói vào hay cùng gánh tội ác lịch sử do Giang Trạch Dân khởi xướng này. Trong khi Lương Chấn Anh là người phe Giang, khi làm Trưởng Đặc khu đã nỗ lực đàn áp Pháp Luân Công ở Hồng Kông.

Vài ngày trước, những điểm nói rõ sự thật của Pháp Luân Công ở Hồng Kông không ngừng bị quấy rối và tấn công; nhà máy in của Epoch Times bị đột nhập và máy móc bị phá hủy; phóng viên Epoch Times và chủ tịch Lương Trân của Hội Phật học Pháp Luân Công đã bị tấn công. Những sự việc này không tránh khỏi gợi nhớ đến Lương Chấn Anh và phe Giang. Có phải “tắc kè” Lương Chấn Anh lại đang gây rắc rối, tìm kiếm nguồn vốn chính trị cho bản thân?

Ngày 30/5, cựu Chủ tịch Hội đồng Lập pháp và lãnh đạo phe thân ĐCSTQ là Tăng Ngọc Thành (Jasper Tsang) đã cho biết thông tin rằng Lương Chấn Anh quyết tâm quay lại tranh cử Trưởng Đặc khu Hồng Kông là rất đáng tin cậy. Tuy nhiên, những chỉ trích liên tục của Lương với chính phủ hiện tại sẽ ảnh hưởng đến việc điều hành của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, và có lẽ chính quyền trung ương ĐCSTQ không muốn thấy cảnh hai Trưởng Đặc khu của hai thời tấn công nhau.

Tóm lại, sự trở lại của ông Lương sẽ kéo theo hỗn loạn gia tăng tại Hồng Kông. Nếu như bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã làm rối tung Hồng Kông dưới lệnh của ông Tập Cận Bình, thì Lương Chấn Anh là kẻ thêm dầu vào lửa. Đại hội 20 ĐCSTQ vào năm tới đang đến gần, cuộc đấu giữa Tập Cận Bình tìm đường giữ quyền lực và phe Giang sẽ ngày càng quyết liệt.

Lý Tử Nhâm, Vision Times
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

Xem thêm:

Tử Nhâm

Published by
Tử Nhâm

Recent Posts

Lại chiêu lừa đồng bộ dữ liệu dịch vụ công

Nạn nhân bị lừa đồng bộ dữ liệu, cập nhật dữ liệu trên ứng dụng…

15 phút ago

Quảng Ngãi: Hơn trăm người bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Thống kê sơ bộ, khoảng 100 người bị lừa với tổng số tiền khoảng 4,5…

48 phút ago

Bé gái 2 tuổi hiến tủy cho chị gái chữa ung thư

Tuy chỉ mới 2 tuổi nhưng cô bé Mabel Leaning đã sẵn sàng chịu đau…

3 giờ ago

TQ: Hơn 60 trẻ bị chảy máu cam tại trường mẫu giáo ở Chiết Giang

Gần đây, trên mạng Trung Quốc đưa tin về một vụ chảy máu cam hàng…

4 giờ ago

Ông Zelensky hoãn mọi chuyến công du nước ngoài do Nga tấn công biên giới Kharkov

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã hoãn các chuyến thăm nước ngoài dự kiến vào…

5 giờ ago

Vụ nữ chủ tịch bị lừa: Số tiền là hơn 171 tỷ đồng, chuyển qua nhiều tài khoản

Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho hay trong vụ nữ chủ tịch…

5 giờ ago