Cuốn sách tiếng Anh “Báo cáo Minh Huệ: Cuộc đàn áp 20 năm đối với Pháp Luân Công ở Trung Quốc”, cũng là cuốn sách đầu tiên của Trung tâm xuất bản Minh Huệ (Ming Hui), đã nhận được “Giải thưởng Benjamin Franklin” hàng năm của Hiệp hội Nhà xuất bản Sách Độc lập (IBPA), một hiệp hội xuất bản lớn nhất ở Hoa Kỳ. Giải thưởng này là một trong những vinh dự quốc gia cao nhất mà một nhà xuất bản độc lập có thể nhận được.

p2740682a414852459 ss
Ông Đường Bách Kiều phát biểu tại sự kiện thoái đảng. (Nguồn: Conscience Media).

Nhân dịp này, phóng viên của trang Minh Huệ (Minghui.org), cổng thông tin của người tập Pháp Luân Công, đã phỏng vấn nhà phê bình thời sự nổi tiếng gốc Hoa (hiện đang sống tại Hoa Kỳ) và cũng là Chủ tịch “Mặt trận Cứu quốc”, ông Đường Bách Kiều (Tang Baiqiao). Ông Đường nói rằng cuốn sách của Minh Huệ đã được biên soạn một cách có hệ thống và có sức mạnh vô cùng to lớn. Cuốn sách này được trao giải có ý nghĩa rất đặc biệt, rung động lòng người và khích lệ tinh thần. Đây là tia sáng trong đêm đen, đánh thức chính nghĩa và lương tri của con người, và sẽ còn khởi tác dụng về sau khi sự thật được lan tỏa.

Ông nói rằng Pháp Luân Công là một “kỳ tích độc nhất vô nhị”, là niềm hy vọng trong thời loạn, là niềm hy vọng của đất nước Trung Quốc và toàn thể xã hội loài người. Người tập Pháp Luân Công không những không chùn bước và kiên trì nói rõ sự thật để ngăn chặn cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với bản thân họ, mà còn đứng ở đỉnh cao của nền văn minh nhân loại, thể hiện sức mạnh vĩ đại của đức tin, dẫn dắt xã hội Trung Quốc và thế giới trở về với chính nghĩa, lương tâm, truyền thống và đạo đức. Ủng hộ Pháp Luân Công là nền tảng của lương tâm và chính nghĩa.

Sự kiện sách của Minh Huệ gặt hái giải thưởng đã đánh thức chính nghĩa và lương tri của mọi người

Ông Đường Bách Kiều chúc mừng Minh Huệ đã giành được giải thưởng cho cuốn sách của mình. Ông chỉ rõ: “Sách của Minh Huệ đạt giải thưởng lần này có ý nghĩa đặc biệt. Điều này cho thấy sự thật về Pháp Luân Công đã lan rộng đến giới trí thức và văn hóa ở Hoa Kỳ. Hiệp hội xuất bản lớn nhất Hoa Kỳ đã trao giải thưởng quốc gia cho cuốn sách. Tôi nghĩ rằng họ thật sự rất có lương tri và dũng khí, họ đã thể hiện tiếng nói của chính nghĩa thông qua mức độ khẳng định và ủng hộ cao đối với những người tập Pháp Luân Công. Điều này cho thấy cuốn sách Minh Huệ này đã thực sự rung động lòng người, phát huy vai trò quan trọng trong việc thức tỉnh chính nghĩa cùng lương tri của con người.”

Ông Đường cho biết: “Bản thân giải thưởng cũng rất có ý nghĩa, sẽ khiến nhiều người đọc cuốn sách này và hiểu được sự thật. Khi mọi người nhìn thấy chi tiết những trường hợp bức hại và có thật như vậy, những sự kiện đẫm máu và những ví dụ sống động rõ ràng hiện ra trước mắt họ, chân thực như thể họ đang được chứng kiến sự việc, trong lòng sẽ vô cùng cảm động, chỉ cần lương tâm chưa mất đi, người ta sẽ không thể thờ ơ. Trao giải thưởng cho sách Minh Huệ, hành động chính trực này có tầm ảnh hưởng sâu rộng, đóng vai trò làm một mẫu hình rất tốt, sẽ rất thúc đẩy tinh thần. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền tích cực và đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp tục truyền bá sự thật.”

Ông Đường Bách Kiều cùng chuyên gia nhân quyền nổi tiếng La Bân (Luo Bin) là đồng tác giả của “Báo cáo Nhân quyền Hồ Nam” tại Hồng Kông năm 1991. Các trường hợp đàn áp nhân quyền được tiết lộ trong cuốn sách sau đó đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Ông nói: “Khi tôi viết cuốn sách này, tôi đã không nhận ra rằng nó sẽ có tác dụng như vậy. Bây giờ tôi rất vui vì đã vượt qua mọi khó khăn và làm được điều đáng tự hào nhất này. Vì vậy, tôi muốn nói với các biên tập viên của Minh Huệ: Các bạn đã làm được một việc rất cừ, rất đáng tự hào, tất cả khó khăn đều là vô cùng đáng giá.”

Hệ thống báo cáo lịch sử phơi bày cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ

Báo cáo Minh Huệ đoạt giải thưởng này mang tính lịch sử quan trọng, sử dụng tất cả thông tin lấy từ tay người thứ nhất (tư liệu nguyên gốc) khổng lồ của mạng Minh Huệ để vạch trần đầy đủ và có hệ thống cuộc bức hại tàn bạo và vô nhân đạo của ĐCSTQ đối với người tập Pháp Luân Công trong hai thập kỷ qua, cũng như việc ĐCSTQ xuất khẩu cuộc bức hại và dối trá ra nước ngoài, một hành động thâm nhập cộng đồng quốc tế đê hèn.

Ông Đường Bách Kiều chỉ ra: “Mạng Minh Huệ luôn là trang web chính để người tập Pháp Luân Công vạch trần cuộc bức hại và truyền bá sự thật trên khắp thế giới. Họ đã có được thông tin và tài liệu gốc, thu thập lâu dài và ổn định từ Trung Quốc Đại Lục, được sắp xếp và xuất bản ra ngoài, sau đó lan truyền đến tất cả các ngóc ngách của cộng đồng quốc tế, bao gồm các cơ quan chính phủ và tổ chức nhân quyền. Những trường hợp và sự kiện có thật này rất có lực độ, sức mạnh của cuốn sách Minh Huệ được biên soạn một cách có hệ thống là không thể đo đếm được. Một khi Cộng đồng quốc tế hiểu được sự thật, thì sẽ có thể thực hiện các hành động gây áp lực và giải cứu tương ứng để giảm bớt cuộc bức hại người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục, và cũng có thể khiến cộng đồng quốc tế quan tâm hơn đến các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc.”

Ông nói: “Những người như tôi không tập luyện Pháp Luân Công cũng đang theo dõi mạng Minh Huệ, bởi vì chúng tôi quan tâm đến nhân quyền ở Trung Quốc và chúng tôi ngưỡng mộ tinh thần chống bức hại của người tập Pháp Luân Công. Pháp Luân Công là nhóm bị bức hại nghiêm trọng nhất, chúng ta không thể không quan tâm đến họ. Tôi cảm thấy rằng tất cả những ai quan tâm đến tương lai và vận mệnh của Trung Quốc cũng như nhân quyền và tự do của người dân Trung Quốc đều nên chú ý đến cuộc bức hại mà người tập Pháp Luân Công đang phải gánh chịu đồng thời kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.”

Cuốn sách Minh Huệ là ánh sáng trong bóng tối

Ông Đường Bách Kiều nói: “Chúng ta đang ở trong một xã hội đen tối, nơi đạo đức tuột dốc, nhân tính sa đọa, đặt lợi ích lên trên hết, một xã hội vắng bóng chính nghĩa. ĐCSTQ đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của xã hội quốc tế, đặc biệt là chính trị, kinh doanh và truyền thông. Dưới sự ép buộc và dụ dỗ lợi ích từ ĐCSTQ, nhiều người trong cộng đồng quốc tế đã từ bỏ việc bảo vệ nhân quyền, tự do tín ngưỡng và các giá trị phổ quát, họ im lặng về vấn đề Pháp Luân Công. Họ có thể nói về sự kiện Lục Tứ, nói về Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng và các vấn đề khác, duy chỉ có vấn đề liên quan đến Pháp Luân Công, họ hoàn toàn không cần đến thể diện và phẩm giá của mình mà làm ngơ, giả câm giả điếc, ngồi nhìn không quản, cũng không nói lời công lý.”

Ông nói: “Lý do cơ bản là bởi vì ĐCSTQ sợ nhất vẫn là Pháp Luân Công. Vấn đề Pháp Luân Công là lằn ranh cuối cùng của ĐCSTQ. Nói về bất kỳ vấn đề nào khác cũng khiến ĐCSTQ ít bị kích động hơn là nói về vấn đề Pháp Luân Công. Vì vậy, ĐCSTQ không từ thủ đoạn đe dọa, uy hiếp, lôi kéo và mua chuộc xã hội phương Tây. Chỉ cần không động gì đến vấn đề Pháp Luân Công, những vấn đề khác đều có thể nói. Nếu không, ai dám nói thì sẽ đe dọa tiêu diệt người đó cả về lợi ích và danh tiếng bằng mọi giá. Phương pháp lừa bịp này của ĐCSTQ cũng được sử dụng trong giới Hoa kiều. Nhiều người hiểu sự thật và thông cảm với người tập Pháp Luân Công cũng không dám công khai lên tiếng.”

Ông Đường Bách Kiều nói: “Pháp Luân Công đã phải chịu cuộc bức hại bi thảm nhất, hơn bất kỳ cuộc bức hại nhân quyền nào khác. Người tập Pháp Luân Công cũng đã thể hiện tinh thần chống bức hại bền bỉ và kiên định nhất. Quá trình này là xuất sắc nhất và cũng là đau buồn nhất. Người tập Pháp Luân Công ở nước ngoài đã nỗ lực hết sức có thể để vạch trần cuộc bức hại và truyền bá sự thật trong cộng đồng quốc tế. Nhưng sự quan tâm và hỗ trợ mà họ nhận được là chưa đủ. Trong thời đại đen tối như vậy, tôi đã vô cùng kinh ngạc và cũng rất chấn động khi nghe tin sách của Minh Huệ đã giành được giải thưởng. Cộng đồng trí thức đã nổi lên một tổ chức dũng cảm như vậy, thật sự rất cừ. Họ có thể công khai bày tỏ tiếng nói của công lý theo cách này. Cuốn sách tiếng Anh của Minh Huệ đoạt giải giống như ánh sáng trong bóng tối, xuyên qua bầu trời đêm, nghênh đón quang minh, khi được truyền bá ra sẽ thắp sáng toàn bộ bầu trời.”

Ông Đường Bách Kiều nói: “Giải thưởng Sách Minh Huệ đã khiến tôi cảm thấy rất xúc động, sự kiện này đã mang lại cho tôi hy vọng và cho tôi thêm niềm tin. Từ đây, tôi hồi tưởng lại lịch sử chống bức hại gần 22 năm của người tập Pháp Luân Công, bản thân tôi đã đã chú ý đến Pháp Luân Công từ năm 1999. Trải qua rất nhiều năm và rất nhiều chuyện như vậy, tôi càng tin tưởng rằng Pháp Luân Công chính là niềm hy vọng trong thời loạn thế này, không chỉ là niềm hy vọng của đất nước Trung Quốc, mà còn là niềm hy vọng của toàn thể xã hội nhân loại. Người tập Pháp Luân Công không những không do dự mà còn kiên trì bền bỉ vạch trần cuộc bức hại, nói rõ sự thật với người dân và ngăn cản ĐCSTQ hãm hại các những người khác. Hơn nữa, còn đứng ở đỉnh cao của nền văn minh nhân loại, thể hiện sức mạnh to lớn của đức tin, và dẫn dắt xã hội Trung Quốc và thế giới quay trở lại với chính nghĩa, lương tâm, truyền thống và đạo đức. Ý nghĩa và tác động của những việc họ làm đã vượt quá phạm vi chống bức hại, đó là hoằng dương đạo đức, văn minh của con người và thúc đẩy quá trình nền văn minh của con người. Đây là một kỳ tích độc nhất vô nhị!”

Ông nói: “Tôi có một sự tôn trọng và ngưỡng mộ đặc biệt đối với cộng đồng Pháp Luân Công. Trước năm 1999, tôi từng nghĩ rằng không còn hy vọng nào cho dân tộc này trên mảnh đất Trung Quốc (đã bị ĐCSTQ chiếm cứ). Thời điểm đó, tôi đã kiên trì theo con đường đấu tranh dân chủ đã hơn 10 năm, nhưng các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ngày càng ít đi, người Trung Quốc cũng càng ngày càng ít phản kháng. Tôi nghi hoặc rằng nền móng văn hóa của quốc gia này phải chăng là có vấn đề? Nhưng khi các học viên Pháp Luân Công dũng cảm bước ra để chống lại cuộc bức hại, tôi nhận ra rằng vấn đề của Trung Quốc không phải là văn hóa, mà hoàn toàn là do ĐCSTQ. Cuộc bức hại của ĐCSTQ đã làm trầm trọng thêm tính nô dịch của người dân Trung Quốc, và sự nô dịch này đã khiến ĐCSTQ bức hại họ ngày càng trầm trọng hơn, từ đó tạo nên một vòng tuần hoàn ác tính. Nếu không có sự xuất hiện của Pháp Luân Công, Trung Quốc sẽ lâm vào thảm họa và không có lối thoát.”

Ông Đường Bách Kiều cho biết “Pháp Luân Công sinh ra trên mảnh đất văn hóa truyền thống Trung Hoa, nơi thể hiện rõ nhất tinh thần quý báu nhất của dân tộc Trung Hoa, đã kế thừa và phát huy những gì tinh túy nhất của văn hóa truyền thống Trung Hoa, trong đó bao gồm sự thành công của Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun với trình độ nghệ thuật, ý nghĩa tinh thần và sự phổ biến của chương trình biểu diễn trong xã hội quốc tế chủ lưu. Đây là thành công mà không một nhóm nào khác có thể làm được, không một quốc gia nào trên thế giới có thể làm được.”

Ủng hộ Pháp Luân Công là nền tảng thực sự của lương tâm và công lý

Ông Đường Bách Kiều nói, “ĐCSTQ sợ nhất là Pháp Luân Công. Lý do cơ bản là những thứ tà ác đều sợ hãi khi ở trước mặt chính nghĩa, nó không thể chịu nổi được sự so sánh. ĐCSTQ từ trong ra đến ngoài đều là tà ác, giả dối, hủy hoại nhân tính và hủy hoại truyền thống. Còn Pháp Luân Công là tu luyện ‘Chân, Thiện, Nhẫn’, đã thức tỉnh tinh thần của con người, nâng cao đạo đức, thể hiện tinh thần chính trực, từ bi và nhẫn nại. Vì vậy, dám ủng hộ và dám lên tiếng cho người tập Pháp Luân Công hay không? Đây là biểu hiện cụ thể của việc liệu một người có đứng về phía lẽ phải hay không, và đó là nền tảng thực sự của lương tâm và chính nghĩa.”

Ông nói: “Tôi đã kiên quyết lên tiếng bênh vực Pháp Luân Công trong nhiều năm, bởi vì đây là cuộc bức hại nhân quyền nghiêm trọng nhất, và bởi vì những gì người tập Pháp Luân Công làm là vì mọi người. Nếu tôi không lên tiếng bênh vực Pháp Luân Công, thì bản thân tôi nghĩ rằng tôi không đủ tư cách để trở thành một chiến binh nhân quyền và một người Trung Quốc có lương tâm.”

Ông Đường Bách Kiều nói rằng toàn cầu chống ĐCSTQ đang là xu hướng chung, và chính nghĩa chắc chắn sẽ đánh bại cái ác. Ông nói: “Với những nỗ lực của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Trump, cựu Ngoại trưởng Pompeo và những người khác, đã khiến thế giới đã hình thành nền tảng của một liên minh chống ĐCSTQ. Trong những lần gặp gỡ người tập Pháp Luân Công, họ đặc biệt chú ý đến tình hình cuộc bức hại của các học viên. Đây là một động thái đột phá của các nhà lãnh đạo thế giới. Một môi trường tích cực đã được hình thành và mỗi chúng ta cần nỗ lực từng chút một. Mỗi chúng ta đều gánh vác trách nhiệm duy trì chính nghĩa. Bất kỳ chút nỗ lực nào cũng sẽ mang lại hiệu quả to lớn. Tôi hy vọng mọi người có thể học hỏi từ người tập Pháp Luân Công, đề cao chính nghĩa và lương tâm, đồng thời kiên trì vạch trần cái ác và truyền bá sự thật.”

Lỗ Vũ Nhân, Vision Times

Xem thêm: