10 sai lầm thường gặp khiến các thiết bị điện tử giảm tuổi thọ

Tuổi thọ chiếc điện thoại, máy tính của bạn không chỉ phụ thuộc vào thương hiệu mà còn ở cách bạn chăm sóc chúng. Sạc quá lâu, vệ sinh sai cách, tải ứng dụng rác… tất cả đều có thể khiến một thiết bị đời mới hỏng trong thời gian ngắn.

(Ảnh: Jessica Lewis Creative/Pexcels)

Dưới đây là những sai lầm khi sử dụng thiết bị điện tử bạn cần tránh:

1. Sử dụng đồ vật bằng kim loại để làm sạch cổng sạc

Các đồ vật bằng kim loại như ghim, dao hoặc kẹp giấy có thể làm xước cổng sạc điện thoại và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Bạn nên dùng tăm xỉa răng đủ nhỏ để cho vừa vào cổng sạc và làm sạch các góc cạnh của nó, hoặc một cái máy nén khí để thổi sạch bụi. Lưu ý bạn không được dùng miệng thổi vào trong vì hạt nước trong hơi thở sẽ đọng lại bên trong cổng sạc điện thoại gây hư hại.

2. Để điện thoại tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Nhiều người vừa sạc vừa đặt điện thoại bên cửa sổ. Tuy nhiên, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm chậm quá trình sạc pin. Không những vậy, màn hình hấp thụ nhiệt rất nhanh nên có thể gây ra hiện tượng chập chờn ngoài ý muốn. Trong trường hợp xấu nhất, điện thoại của bạn sẽ trở nên quá nóng và tự động tắt nguồn.

3. Để pin xuống 0% rồi mới sạc

Phần trăm tuổi thọ pin tốt nhất nằm trong khoảng 20% – 80%. Bạn không nên để điện thoại giảm xuống 0% rồi mới sạc vì việc sạc đầy điện thoại đến hơn 80% có thể gây áp lực cho pin. Lý tưởng nhất là bạn sạc điện thoại đến 50%, như vậy một nửa số ion liti sẽ nằm trong lớp oxit liti coban và nửa còn lại nằm trong lớp graphit. Tuy nhiên, điều này có thể là không thực tế với nhiều người nên hãy giữ mức trần ở con số 80%.

(Ảnh: Shutterstock)

4. Điện thoại có khả năng chống nước cũng không nên cho xuống nước thường xuyên

Nhiều hãng sản xuất quảng cáo rằng điện thoại của họ có khả năng chống nước. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ vô tình làm rơi điện thoại vào vũng nước hoặc bị ướt trong mưa thì không sao. Nhưng nếu bạn cố tình ngâm điện thoại dưới nước quá 5-30 phút thì chúng sẽ không thể bền được. Tiếp xúc với độ ẩm có thể làm điện thoại bị hư hỏng phần cứng, bạn sẽ phải tốn rất nhiều tiền để sửa chữa.

5. Tải ứng dụng từ các cửa hàng chưa được xác minh

Có rất nhiều người thích tải ứng dụng từ các cửa hàng không rõ nguồn gốc để sử dụng miễn phí mà không biết rằng họ đang mang sự độc hại vào trong máy. Đó là lý do tại sao bạn chỉ nên tải ứng dụng chính thức, được xếp hạng và có đánh giá cao. Ngoài ra, bạn nên bật chương trình chống vi-rút để nhanh chóng phát hiện những phần mềm đáng ngờ xâm nhập vào điện thoại của bạn.

(Ảnh: Karolina Grabowska / Pixabay)

6. Không làm sạch bàn phím máy tính

Dù bạn đang dùng máy tính xách tay hay máy tính để bàn, thì bụi, tóc và các mảnh vụn sẽ mắc kẹt trong bàn phím của chúng theo thời gian. Bụi bẩn không chỉ làm máy tính trông xấu đi bên ngoài mà còn xâm nhập vào bên trong gây ảnh hưởng đến các chức năng của máy. Lời khuyên cho bạn là nên dọn dẹp máy tính cùng khu vực xung quanh thường xuyên.

7. Mang thiết bị điện tử vào phòng vệ sinh, phòng tắm

Thói quen mang điện thoại vào phòng vệ sinh gây hại cho cả bạn lẫn chiếc điện thoại. Khi đứng dậy, bạn có thể bị tuột tay khiến máy rơi xuống nước. Nếu bạn vừa sạc vừa tắm thì chỉ một sơ suất nhỏ cũng làm điện thoại và dây sạc rơi vào bồn tắm, gây điện giật chết người. Môi trường ẩm ướt trong nhà vệ sinh cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, chúng sẽ tích tụ lên điện thoại của bạn.

(Ảnh: Kittisak Jirasittichai/Shutterstock)

8. Sạc điện thoại qua đêm

Các nhà sản xuất điện thoại di động (như Apple) nhấn mạnh rằng sạc điện thoại qua đêm rất có hại. Điện thoại của chúng ta sẽ ngừng sạc khi đạt 100%. Khi đạt đến 99%, nó sẽ cần phải nỗ lực gấp đôi để sạc lại. Hầu hết các nhà sản xuất đều nói rằng iện thoại sạc đến 80% là tốt nhất.

9. Nâng máy tính xách tay bằng màn hình

Tác động quá nhiều lực lên bản lề máy tính sẽ khiến bản lề bị gãy, màn hình hư hỏng. Cách tốt nhất để nâng máy tính xách tay là bạn dùng cả hai tay, cầm vào 2 bên thân máy rồi đặt máy lên một bề mặt bằng phẳng. Lưu ý rằng thường xuyên đặt máy lên các bề mặt không bằng phẳng có thể khiến máy bị cong.

10. Sử dụng các sản phẩm tẩy rửa gia dụng để làm sạch màn hình

Các hóa chất trong các sản phẩm tẩy rửa, đặc biệt là amoniac, quá mạnh để dùng cho màn hình máy tính. Bạn cũng không nên dùng giấy ăn để lau vì chúng sẽ làm xước màn hình. Để an toàn nhất, bạn cần mua chất tẩy rửa dành riêng cho màn hình. Nếu muốn tiện lợi hơn, bạn hãy dùng nước thấm vào vải sợi nhỏ. Bạn lưu ý chỉ chà nhẹ lên màn hình, không ấn mạnh nếu không sẽ gây ra các điểm chết.

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh có nhiều sai phạm

Chi sai với số tiền hơn 1,1 tỷ đồng, Ban quản lý Khu bảo tồn…

3 giờ ago

TQ: Lây lan biến chủng KP.2 của COVID-19, nhiều trường hợp đột tử

Hiện nay chủng đột biến KP.2 của COVID-19 đang lây lan ở nhiều nước. KP.2…

4 giờ ago

Dòng tiền chảy khỏi hệ thống ngân hàng vào thị trường vàng

Tiền gửi ngân hàng sụt giảm mạnh, thị trường vàng đang thu hút càng ngày…

5 giờ ago

EU lên án “những kẻ cực đoan Israel” tấn công đoàn xe viện trợ nhân đạo

Lãnh đạo chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell đã yêu cầu Israel phải…

6 giờ ago

Vì sao ăn một thìa dầu mè mỗi ngày giúp giảm xơ gan hay ung thư gan?

Các bác sĩ chuyên môn Nhật Bản đã chỉ ra rằng chỉ cần ăn một…

7 giờ ago

Mỗi ngày hơn 4.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần

Trong tháng 4 vừa qua, gần 122.000 người đã rút bảo hiểm xã hội (BHXH)…

8 giờ ago