5 dấu hiệu con mắc bệnh trầm cảm mà ba mẹ thường bỏ qua

Ngày nay ba mẹ bận rộn, các con thường phải chơi một mình nên rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Có rất nhiều trường hợp do không có ai nói chuyện, trẻ em bị chậm nói, ít nói hoặc nặng hơn là bị câm.

Việc giao tiếp, đưa con hòa nhập vào thế giới là rất quan trọng nhưng ba mẹ lại thường xem nhẹ. Những dấu hiệu giai đoạn đầu của bệnh trầm cảm rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác và dễ bị bỏ qua dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

1. Chán ăn

(Ảnh: Shutterstock)

Người bị trầm cảm thường không cảm thấy tha thiết gì với cuộc sống hoặc có ý định tự tử do bi quan, chán nản, muốn tìm đến cái chết để giải thoát, vì vậy họ không màng đến chuyện ăn uống nên sút cân rất nhanh.

Chán ăn kéo dài sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì khi đó, chúng ta không hấp thu đủ dinh dưỡng thiết yếu để nuôi dưỡng cơ thể và chống sự tấn công của bệnh tật cũng như quá trình lão hóa tự nhiên. Hậu quả là chức năng của hàng loạt các bộ phận cơ quan trong cơ thể bị suy yếu như giảm sức mạnh ở cơ, tim mạch, hệ nội tiết, phổi, tụy, giảm cả chức năng nhận thức và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính.

Khi con có dấu hiệu thay đổi thói quen ăn uống, ba mẹ cần chú ý theo dõi tâm lý, chế độ dinh dưỡng để điều chỉnh, giúp đỡ con.

2. Không còn hứng thú với các sở thích trước đây nữa

Nếu con đột nhiên không còn thích chiếc ô tô, bộ đồ chơi mà con đã từng nâng niu, ba mẹ cần hỏi han, động viên để con tìm niềm vui cho mình. Khi buồn chán, các con sẽ ngồi im hoặc chơi với móng tay, đây là những dấu hiệu rất nguy hiểm cho thấy con rất cô đơn và cần được quan tâm nhiều hơn.

(Ảnh: Storyblock)

3. Hay có cảm giác lo âu, bất an

Sự lo âu này thường xuất phát từ những điều rất vô lý, thậm chí là không có thật, chỉ do con tự tưởng tượng ra. Tình trạng này kéo dài liên tục, lặp đi lặp lại và gây ảnh hưởng đến sự thích nghi của con với môi trường sống xung quanh. Rối loạn lo âu thường xảy ra đồng thời với một số bệnh khác như trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn nhân cách… nên rất nguy hiểm. Vậy nên ba mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ ngay nếu nghi ngờ con có biểu hiện lo lắng dẫn đến trầm cảm.

4. Mất ngủ

Giấc ngủ có ảnh hưởng to lớn đến đại não của con người. Khi bị mất ngủ, đại não ở trong trạng thái “ngẩn ngơ”, không thể tập trung được tinh thần vào việc gì, khả năng phán đoán giảm hẳn, sức tập trung kém, trí nhớ cũng giảm đi nhiều, đầu óc nặng nề, không tỉnh táo… Tuy nhiên, đây mới chỉ là những hậu quả trước mắt. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ khiến con dễ nóng nảy, cáu gắt, lo lắng, hoảng loạn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

(Ảnh: Shutterstock)

Thực tế ghi nhận triệu chứng mất ngủ thường xảy ra đột ngột sau sang chấn tâm lý và tình trạng này lại duy trì rối loạn giấc ngủ. Các nhà khoa học nhận thấy nhiều trường hợp sang chấn tâm lý mất đi nhưng tình trạng mất ngủ vẫn tiếp tục kéo dài. Chúng được duy trì bởi nỗi sợ hãi không ngủ được hoặc nỗi lo âu bị thức giấc vào ban đêm khi ngủ. Hoặc đôi khi sự thay đổi chỗ ngủ, thay đổi môi trường sống, thay đổi múi giờ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của con. Ba mẹ cần tạo nên một môi trường sinh hoạt lành mạnh, thân thuộc, thích hợp, tin cậy để con ngủ yên giấc.

5. Khó tập trung suy nghĩ, hay quên

Chứng mất tập trung có các biểu hiện rõ ràng như: khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, trí nhớ suy giảm, rối loạn hoạt động hàng ngày và mất dần khả năng ghi nhớ các sự kiện thường ngày. Mất tập trung lâu dài không cải thiện dễ dẫn đến bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ… Thống kê cho thấy mỗi năm có 10-15% bệnh nhân mất tập trung, suy giảm trí nhớ mức độ nhẹ tiến triển thành bệnh Alzheimer.

Những người bị bệnh trầm cảm cũng có những triệu chứng của việc mất tập trung suy nghĩ, thường hay quên này quên kia, vì họ hầu như chẳng còn quan tâm hay thiết tha gì cả.

(Ảnh: Unsplash)

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, ánh sáng xanh phát ra từ tivi, máy tính, máy tính bảng, điện thoại có thể phá vỡ nhịp sinh học, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ đồng thời tia bức xạ từ những thiết bị đó sẽ làm giảm khả năng phát triển não bộ của trẻ, khiến trẻ tiếp nhận thông tin thụ động và dễ bị xao nhãng. Những trẻ tiếp xúc với mạng xã hội quá nhiều cũng rất dễ bị mắc bệnh trầm cảm.

Minh Minh

Xem thêm:

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Ông Pompeo gửi hồi ký tới Đại sứ quán Trung Quốc, để “chuyển cho ông Tập”

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết đã gửi một số bản sao cuốn…

3 giờ ago

Tư lệnh Mỹ: ĐCSTQ theo đuổi chiến lược “luộc ếch trong nước ấm”

Ông John C. Aquilino cho biết trong Trung Quốc theo đuổi chiến lược “luộc ếch…

3 giờ ago

Những công dụng bất ngờ của các loại chuối

Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, chuối là loại trái cây phổ biến…

8 giờ ago

Ngày 27-28/4, 44 người chết vì tai nạn giao thông

Theo Cục CSGT, trong 2 ngày 27-28/4, Việt Nam xảy ra 131 vụ tai nạn…

10 giờ ago

Elon Musk bất ngờ tới thăm Bắc Kinh, hội kiến Thủ tướng Lý Cường

Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã có chuyến thăm không báo trước tới…

11 giờ ago

FBI đã nhận danh sách hơn 80.000 người liên quan tới cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Tháng 4/2024, WOIPFG đã đệ trình “danh sách một số người bị nghi ngờ tham…

11 giờ ago