5 lý do khiến trẻ bị giảm thính lực phụ huynh cần lưu ý

Thính lực có tác dụng quan trọng trong học tập và sinh hoạt của trẻ, nhưng tai của trẻ thường khá yếu ớt, nếu bình thường không được bảo vệ cẩn thận thì sẽ khiến thính lực của trẻ bị suy giảm – thậm chí bị điếc, vì vậy cha mẹ cần phải bảo vệ tai của trẻ để tránh bị tổn thương.

Dưới đây là 5 lý do khiến trẻ bị giảm thính lực mà phụ huynh cần lưu ý:

1. Sống trong môi trường nhiều tiếng ồn

Không chỉ trẻ em, mà ngay cả người lớn khi sống trong môi trường nhiều tiếng ồn thì thính lực đều sẽ bị suy giảm. Một nghiên cứu cho thấy mức độ nhạy cảm của trẻ đối với âm thanh cao hơn người lớn, những loại tạp âm vượt qua 70 dB sẽ gây tổn thương hệ thống thính giác của trẻ, khi tạp âm đạt đến mức 80 dB sẽ xuất hiện những vấn đề gây trở ngại cho thính giác.

Trẻ em thường thích chơi bóng bay nổ, pháo nổ, nhưng tiếng nổ lớn sẽ gây tổn thương lớn đối với tai của các bé, vì vậy đừng để trẻ đứng gần pháo nổ hoặc nhanh chóng che tai của trẻ lại khi pháo sắp nổ.

(Ảnh: Pixabay)

2. Tát vào tai trẻ

Thường ngày nếu trẻ không nghe lời thì cha mẹ dù có giận cũng cố gắng kiềm chế chứ đừng tát trẻ, bởi vì như vậy cũng sẽ có nguy cơ khiến trẻ bị điếc, bởi khi tát vào tai trẻ sẽ tạo ra áp lực rất lớn gây sốc màng nhĩ, khiến trẻ bị tổn thương thính lực.

3. Không trị dứt điểm bệnh về tai

(Ảnh: Shutterstock)

Khi bị bệnh viêm tai giữa có mủ mãn tính hoặc liên tục xuất hiện tình trạng viêm tai giữa, cha mẹ nên lập tức đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị nhằm kiểm soát sự phát triển của bệnh một cách hữu hiệu, như vậy sẽ giảm một phần ảnh hưởng đến thính lực sau này của trẻ. Nếu tình trạng khá nặng thì cần cho trẻ làm phẫu thuật vá màng nhĩ, nếu không khi bị viêm nhiễm trở lại, mủ sẽ gây tổn thương xương bên trong tai, có thể gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ. Vì vậy hãy chữa trị dứt điểm nếu con bạn có bệnh về tai.

4. Nước vào tai

Cần phải bảo vệ tai của trẻ khi bơi lội hoặc nghịch nước, bởi vì nếu nước vào tai mà không kịp thời làm sạch sẽ gây viêm nhiễm bên trong tai, từ đó làm tổn thương thính lực. Vì vậy, khi đi bơi hãy cho trẻ đeo bịt tai, nếu bất cẩn để nước vào tai thì phải kịp thời nghiêng để dốc nước ra ngoài.

(Ảnh: Pixabay)

5. Thuốc có tác dụng phụ gây hại cho tai

Trẻ cần phải uống thuốc khi bị bệnh, nhưng có một vài loại thuốc sẽ gây tác dụng xấu đến hệ thần kinh thính giác của tai ở những trẻ có thể chất khá nhạy cảm, dù khi bác sĩ tiêm thuốc cho trẻ, phụ huynh cũng cần phải theo dõi thính lực của con xem liệu có bị ù tai hay gặp điều gì bất thường ở tai hay không, nếu có thì phải lập tức ngưng thuốc và thăm khám kịp thời, nếu không độc tính của thuốc sẽ gây tổn thương tai, khiến dần dần mất đi thính lực.

Ngọc Trúc

Xem thêm:

Ngọc Trúc

Published by
Ngọc Trúc

Recent Posts

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong: Giám đốc bị tạm giữ

Liên quan vụ nổ lò hơi  tại công ty gỗ ở Đồng Nai  khiến 6…

1 phút ago

Thăm dò: số lượng người Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù ngày càng tăng

Theo một cuộc thăm dò mới do Pew thực hiện gần đây, đại đa số…

49 phút ago

Thêm một người tố cáo Boeing đột ngột qua đời, trường hợp thứ hai sau 2 tháng

Một người tố cáo Boeing đột ngột qua đời hôm thứ Ba (30/4) ở tuổi…

2 giờ ago

Microsoft đầu tư 2,2 tỷ USD vào AI tại Malaysia

Ngày 2/5/2024, CEO Microsoft thông báo sẽ đầu tư 2,2 tỷ USD vào AI tại…

2 giờ ago

Tài liệu tòa án chống độc quyền: Năm 2022 Google trả cho Apple 20 tỷ USD

Các tài liệu của tòa án chống độc quyền của Hoa Kỳ cho thấy, theo…

2 giờ ago

Nắng nóng khiến khoảng cách học tập giữa trẻ em trên toàn thế giới ngày lớn

Khoảng cách học tập giữa trẻ em trên khắp thế giới tiếp tục gia tăng…

2 giờ ago