Bé gái 11 tuổi trở thành nhà khoa học trẻ nhất Hoa Kỳ nhờ phát minh ra thiết bị phát hiện chì

Cô bé Gitanjali Rao, 11 tuổi, học lớp 6 tại Lone Tree, Colorado, Mỹ vừa được trao tặng danh hiệu “nhà khoa học trẻ nhất Hoa Kỳ” khi phát minh ra thiết bị phát hiện chì trong nước – sản phẩm giúp Rao đạt giải thưởng Discovery Education 3M Young Scientist Challenge.

Rao tại lễ trao giải thưởng của 3M Young Scientist Challenge. (Ảnh: Business Insider)

Gitanjali Rao đã phát minh ra một thiết bị cảm biến có khả năng phát hiện và xác định lượng chì trong nước đạt hiệu quả cao hơn các phương pháp truyền thống. Cô bé đã tạo ra thiết bị này sau khi biết đến cuộc khủng hoảng nước Flint – nguồn nước sinh hoạt ở Michigan bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Video cô bé Gitanjali Rao giới thiệu về phát minh hữu ích của mình:

Rao nói trong video thuyết trình tại buổi Chung kết Quốc gia: “Tôi cảm thấy mọi người đều có quyền được biết thứ nước mà đang uống có an toàn hay không”. Rao hy vọng phát minh của mình với tên gọi được đặt theo tên của Nữ thần Hy Lạp Tethys, sẽ bảo vệ người dân Hoa Kỳ, nơi hơn 5.300 hệ thống nước bị ô nhiễm chì nói riêng, và toàn nhân loại trên địa cầu này.

Rao lấy mẫu nước để kiểm tra.

Hiện tại, ở Hoa Kỳ đang có hai phương pháp chính để người dân kiểm tra nước có bị nhiễm chì hay không: Một là dùng dải thử chì, cho kết quả tức thời, nhưng nhược điểm là đôi khi cho ra kết quả không chính xác; Hai là gửi mẫu nước tới EPA, nhưng sẽ mất thời gian chờ đợi khá lâu mới có kết luận. Bởi vậy, Rao đã quyết định phát minh ra một cách hiệu quả hơn sau khi xem cha mẹ em kiểm tra nồng độ chì trong nước tại nhà. Rao nói: “Ôi, quy trình này không đáng tin cậy lắm, con phải làm gì đó để cải thiện nó.”

Thiết bị Tethys của “khoa học gia” Rao. (Ảnh: Business Insider)

Sau khi miệt mài trong phòng thí nghiệm cùng với các nhà khoa học 3M, Rao đã tạo ra một thiết bị sử dụng các ống nano carbon để phát hiện chì và ngay lập tức gửi kết quả qua Bluetooth tới một ứng dụng trên điện thoại. Rao dự định sẽ tinh chỉnh lại thiết bị của mình và phổ biến nó trong cộng đồng dân cư, đưa thiết bị này đến tay những người dân cần nó.

Rao làm mẫu về cách hoạt động của thiết bị phát hiện và đo lượng chì trong nước của mình. (Ảnh chụp màn hình)

Hiện tại, Rao định hướng sẽ trở thành nhà di truyền học hay nhà dịch tễ học khi lớn lên. Cô bé chia sẻ: “Cháu đã nghiên cứu chút ít về cả hai lĩnh vực này vì cháu thực sự quan tâm đến chúng, và rồi cháu đã tìm ra thiết bị này để giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mọi người”.

Theo Inhabitat
Minh Phúc

Xem thêm:

Minh Phúc

Published by
Minh Phúc

Recent Posts

Trung Quốc dự trữ 170 tỷ USD vàng, gây lo ngại xâm chiếm Đài Loan

Trong thời gian này, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tích trữ vàng với…

15 phút ago

AI là mối đe dọa đối với những người đam mê toán học

AI được dự đoán là có khả năng giải được tất cả các bài toán…

40 phút ago

Máy bay chiến đấu F-16 có thể đến Ukraine trong tháng này

Một quan chức quân sự cấp cao của Ukraine cho biết các máy bay chiến…

2 giờ ago

Năm 2024: Số thương vong trong đợt nghỉ 30/4-1/5 tăng vọt

Cả ba chỉ số trong đợt nghỉ này năm 2024 đều tăng so với các…

2 giờ ago

Nhà khoa học TQ công bố trình tự gen virus COVID bị đuổi khỏi phòng thí nghiệm

Nhà virus học người Trung Quốc Trương Vĩnh Chấn đã nhiều lần gặp khó khăn…

3 giờ ago

Colombia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro hôm thứ Tư (1/5) cho biết ông sẽ cắt đứt…

3 giờ ago