Được cứu bởi một nụ cười

“Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ của mình, với chồng của mình, với bọn trẻ, với bất kỳ ai – điều đó sẽ giúp bạn lớn lên với tình yêu thương ngày một sâu đậm với mọi người”, mẹ Teresa nói.

(Ảnh minh họa: LightField Studios/ Shutterstock)

Rất nhiều người Mỹ quen thuộc với câu chuyện “Hoàng tử bé”, cuốn sách tuyệt vời của Antoine de Saint-Exupéry. Nhưng người ta không biết ông còn có nhiều cuốn sách rất hay nữa. Ông là một phi công từng tham chiến ở Nazis và hy sinh khi đang làm nhiệm vụ. Ông đã viết một câu chuyện có tựa đề “Nụ cười” (The Smile – Le Sourire).

Ông kể rằng ông bị kẻ thù bắt và bị giam vào ngục tối. Chắc rằng với cái nhìn căm thù và chế độ nghiệt ngã của nhà tù, ông sẽ bị xử tử trong ngày tới.

Nội dung chính của câu chuyện như sau:

“Tôi tin rằng mình sẽ bị chết. Tôi cảm thấy cực kỳ lo sợ và tuyệt vọng. Tôi cố tìm trong túi áo xem có còn thuốc lá không. Tôi tìm thấy một điếu thuốc nhưng không thấy diêm, vì họ đã lấy đi rồi.

Tôi nhìn quản ngục qua song sắt. Anh ta không nhìn vào tôi. Có lẽ tôi giống như một xác chết trong mắt anh ta vậy. Tôi gọi to: “Ông có lửa không, cho tôi châm điếu thuốc”. Anh ta nhìn tôi và nhún vai, tiến gần đến và châm thuốc cho tôi.

Khi anh ta đến gần và châm thuốc, đôi mắt anh ta vô tình nhìn vào mắt tôi. Lúc đó tôi chợt mỉm cười. Tôi không biết vì sao tôi lại làm như vậy. Thường là khi người ta bất an, khi ở cự ly rất gần với ai đó, người ta rất khó mỉm cười. Nhưng tôi đã làm thế. Vào khoảnh khắc đó, dường như có một tia sáng lóe lên trong khoảng cách giữa hai trái tim, hai linh hồn con người. Tôi nghĩ anh ta không muốn nhưng nụ cười của tôi đã lọt qua song sắt và nhóm lên nụ cười ở môi anh ta. Anh ta châm thuốc cho tôi nhưng nhìn thẳng vào tôi và tiếp tục mỉm cười.

Tôi tiếp tục mỉm cười với anh ta, và nhận ra rằng tôi đang nhìn anh như một con người chứ không phải là tên cai ngục. Cái nhìn của anh ta dường như cũng thay đổi. Anh ta hỏi tôi: “Anh có con chứ?”.

“Có, đây, đây”. Tôi lấy cái ví từ trong túi áo và bối rối tìm ảnh gia đình. Anh ta cũng lấy ảnh của con mình ra và bắt đầu nói về dự định cho chúng. Tôi nói sợ rằng chẳng bao giờ tôi có thể gặp lại gia đình nữa, không còn cơ hội nhìn thấy bọn trẻ lớn lên. Những giọt nước mắt bỗng chảy trên má anh ta.

Đột nhiên, người quản ngục không nói một lời, mở khóa cánh cửa. Đi khỏi nhà tù bằng cửa sau rất nhẹ nhàng, chúng tôi đã ra khỏi thị trấn. Tại nơi giáp ranh thị trấn, anh ta đã thả tôi và không nói một lời, quay trở lại.

Tôi đã được cứu sống bằng một nụ cười.

Vâng, nụ cười tạo ra sự liên hệ không sắp đặt, rất tự nhiên giữa con người với nhau. Tình yêu là một ví dụ. Bạn có tự hỏi rằng tại sao chúng ta mỉm cười mỗi khi nhìn thấy một đứa trẻ? Đó là bởi chúng ta nhìn người khác mà không cần phải có cái vỏ tự vệ. Tâm hồn con trẻ trong mỗi chúng ta mỉm cười mà ta không nhận ra.

(Sưu tầm)

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Đạo làm quan thời xưa: Xử chặt chân người, người vẫn cảm ân

Người làm quan cần thanh chính liêm khiết, không sợ quyền thế, nhưng phẩm chất…

4 phút ago

Nhìn lại sự phát triển Phật giáo qua các thời kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần

Phật giáo phát triển mạnh tới tận triều đình nước ta từ thời nhà Đinh…

14 phút ago

Phó Chủ tịch UBND TP. Long Xuyên cùng 2 cán bộ bị bắt

Liên quan đến vụ án sai phạm đất đai xảy ra tại Trung tâm Phát…

22 phút ago

Mỹ sẽ sản xuất ‘máy bay ngày tận thế’ mới

Mỹ sẽ sản xuất “máy bay ngày tận thế" mới để cho phép tổng thống…

24 phút ago

Tản mạn về lễ nghi đội mũ của người xưa

Thời quân chủ, mũ tượng trưng thân phận và địa vị, đội mũ là một…

24 phút ago

Có nhạc giao hưởng phương Đông cổ đại không?

Nền âm nhạc giao hưởng tại phương Đông ra đời sớm hơn phương Tây một…

34 phút ago