Hai câu chuyện về danh nhân để lại triết lý sâu sắc

Dưới đây là vài mẩu chuyện ngắn nổi tiếng về những điều mà các danh nhân đã trải qua, để lại những ý nghĩa sâu sắc.

(Ảnh: LOGVINYUK YULIIA/ Shutterstock)

Câu chuyện thứ nhất: Washington thuở bé chặt cây

Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ Washington, khi còn nhỏ đã chặt gãy hai cây anh đào của cha mình. Khi về nhà thấy cảnh tượng này, cha ông đã vô cùng giận, thầm nghĩ: “Nếu ta mà tra ra ai đã chặt cây, ta sẽ đánh hắn một trận no đòn.”

Cha ông đã đi hỏi thăm khắp nơi để tìm cho ra “kẻ to gan” này. Đến lượt mình bị hỏi, Washington bắt đầu khóc và thành thật thú nhận: “Con đã chặt cây của cha ạ!” 

Không ngờ, cha đã bế Washington lên và nói: “Con thật là một cậu bé thông minh, ta thà rằng mất một trăm cây đào còn hơn nghe lời con nói dối”. 

Triết lý: Thành thật là biểu tượng của sức mạnh, nó thể hiện lòng tự trọng cao và cảm giác an toàn từ nội tâm cùng với phẩm giá của một người. 

Câu chuyện thứ hai: Sự kiên nhẫn của Bá tước Lev Tolstoy

Đại văn hào Nga Tolstoy được vô số người ngưỡng mộ, lời nói của ông thậm chí còn được tôn sùng là “danh ngôn chí lý”. Ngoài danh vọng và địa vị, vợ chồng ông còn có được tài sản kếch xù và những đứa con xinh xắn. Dường như không ai có một cuộc hôn nhân hạnh phúc mỹ mãn hơn họ. 

Nhưng Tolstoy dần dần cảm thấy chán ghét những cái gọi sáng tác cao thượng của mình, ông chuyển sang viết những tác phẩm nhỏ, rao giảng hòa bình, kêu gọi tiêu diệt sự nghèo khó, còn đem gia sản của mình cho người khác, để theo đuổi một cuộc sống giản dị và kham khổ. 

Ngược lại, người vợ lại vẫn giữ thói quen tiêu tiền như trước đây, theo đuổi những thứ hư vinh xa xỉ và kết giao với những nhân vật nổi tiếng trong xã hội. Hơn nữa, bà còn rất khó chịu trước sự hào phóng và những việc làm tốt bụng của người chồng. Tolstoy định từ bỏ tất cả tiền bản quyền của mình, nhưng bà muốn tất cả các tác phẩm của chồng mình được chuyển thành tiền. Ngay khi Tolstoy phản đối, bà ấy liền lập tức gào thét điên cuồng, lăn lộn trên mặt đất, thậm chí lấy thuốc phiện ra nuốt vào bụng rồi tuyên bố tự sát, hoặc chạy ra giếng và dọa sẽ nhảy xuống. 

Tolstoy đã phải kiên nhẫn rất lâu, nhưng cuối cùng vợ vẫn không thay đổi, khiến ông không còn chịu đựng được nữa. Vào một đêm tuyết rơi vào tháng 10/1910, Tolstoy lúc đó 82 tuổi đã một mình bỏ nhà ra đi. 11 ngày sau, ông mắc bệnh viêm gan, chết trong nhà ga.

Triết lý: Trên đời, đôi khi một điều nhỏ nhặt cũng có thể thay đổi số phận của một người. Mà thường thì mở một cánh cửa cho người khác là lưu lại một con đường cho chính bản thân mình. Đối với một người, sự kiên nhẫn là có giới hạn.

Wendy

Published by
Wendy

Recent Posts

Cựu đại sứ Mỹ: Đài Loan sẽ nhận được hỗ trợ của ông Trump nếu ông thắng cử

Cựu đại sứ Mỹ James Gilmore dưới thời Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy…

41 phút ago

Nhật Bản khen thưởng những người làm khuyến đọc như thế nào?

Người làm khuyến đọc không làm vì phần thưởng hay giấy khen nhưng việc nhà…

45 phút ago

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4.1975 (Kỳ 4)

Tháng 8.1975, học viên trường 15 NV (Làng cô nhi Long Thành cũ) cảm thấy…

49 phút ago

Văn chương ích gì cho giới thợ thuyền – người lao động?

Văn chương, một nghệ thuật giúp ta mở rộng tầm mắt và trái tim trước…

59 phút ago

Thành đạt không đủ để mừng, nghèo khó không đáng để lo

Người thành đạt có được địa vị cao thì lúc té ngã càng thảm hại,…

1 giờ ago

Một số hiện tượng bất thường tại những thành phố hạng nhất Trung Quốc

Thượng Hải và Thâm Quyến ngày nay nổi lên 4 hiện tượng bất thường -…

1 giờ ago