“Người xoài” Ấn Độ lai ghép được cây xoài cho ra hơn 300 giống khác nhau

Nghệ nhân làm vườn kiêm chuyên gia gây giống cây ăn quả nổi tiếng của Ấn Độ, ông Haji Kalimullah Khan có biệt danh là “Người xoài” (Mango Man) vì ông rất giỏi trong việc nhân giống xoài. Ông đã lai ghép được một cây xoài cho ra hơn 300 giống xoài khác nhau. Đây được xem là một trong những thành tựu đạt đến đỉnh cao của ông.

(Ảnh minh họa/Pixabay)

Ông Haji hiện 86 tuổi sống ở thị trấn Malihabad thuộc bang Uttar Pradesh của Ấn Độ. Cũng giống như nhiều người nông dân địa phương khác, ông đã phải nghỉ học khi còn nhỏ, sau đó ông bắt đầu nuôi trồng xoài và xem đây là sự nghiệp cả đời của mình.

Ban đầu, ông Haji chỉ trồng được 2 giống xoài, nhưng có một lần ông nhìn thấy một cây hoa hồng trong vườn hoa của bạn ông nở hoa với nhiều màu sắc khác nhau, điều này đã giúp ông học được phương pháp lai ghép giống thực vật. Sau đó, ông đã bắt đầu nghiên cứu để áp dụng phương pháp này vào cây ăn quả.

Mặc dù ông Haji có rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực làm vườn, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là việc ông lai ghép được một cây xoài cho ra hơn 300 giống xoài khác nhau. Kể từ năm 1987, ông đã bắt đầu áp dụng phương pháp ghép cành để ghép cành của những cây xoài khác lên một cây xoài, cuối cùng khiến nó sinh trưởng và phát triển được rất nhiều giống xoài.

Hàng năm cứ đến mùa hè, người ta sẽ nhìn thấy những quả xoài có các màu sắc khác nhau như xanh lá, đỏ và tím v.v.. với các hình dáng riêng biệt như tròn, oval hoặc có hình giống như quả thận… trên các cành của cây xoài này. Nếu như những quả xoài này mọc trên những cây xoài thuộc các giống khác nhau thì là việc hết sức bình thường, nhưng chúng mọc trên cùng một cây xoài thì trông hết sức kỳ thú.

Cây xoài đặc biệt này của ông Haji đã lọt vào danh sách “Kỷ lục Thế giới Limca” được Ấn Độ xuất bản hàng năm. Ông Haji và gia đình của ông luôn chia sẻ những quả xoài từ cây xoài này cho dân làng.

Vào năm ngoái, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán hoành hành khắp thế giới đã gây thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó bao gồm cả ngành trồng xoài của Ấn Độ. Nước này áp dụng biện pháp phong tỏa thành phố đã khiến các loại hoa quả không bán ra được thị trường, dẫn đến việc lượng tiêu thụ giảm mạnh.

Ông Haji đã đặt tên cho hai giống xoài mà ông mới nuôi trồng được là “bác sĩ” và “cảnh sát” để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các y bác sĩ và cảnh sát đã cống hiến trong khoảng thời gian chống dịch khó khăn này.

Thanh Trúc (Theo Epoch Times)

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Vụ bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai: Đã tìm khắp các lô cao su, sông suối, giếng hoang

Từ khoảng đầu giờ chiều 3/5, cháu T.M.P. (8 tuổi) ở huyện Thống Nhất, tỉnh…

8 phút ago

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4.1975 (Kỳ 5)

Khi tui trải qua gần 30 ngày ở trạm xá, bệnh dứt hẳn trong một…

46 phút ago

Gương người xưa làm việc thiện

Nói đến làm việc thiện, không ít người cho rằng là việc đơn giản, tuy…

46 phút ago

Mỹ không ký hiệp ước an ninh song phương nếu Ả Rập Saudi không công nhận Israel

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Mỹ sẽ không ký…

53 phút ago

Vài giai thoại về trạng nguyên, sứ thần Đại Việt Nguyễn Quốc Trinh

Nguyễn Quốc Trinh làm quan chỉ sau Tể tướng, thẳng thắn chính trực khiến triều…

56 phút ago

Giữ được vẻ mặt ôn hòa là giáo dưỡng cao thượng

Giữ hòa khí, “tâm bình khí hòa”, vẻ mặt ôn hòa, nhưng không có nghĩa…

1 giờ ago