Đời Sống

Sử dụng chiết xuất hạt lê để điều trị da cháy nắng

Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có thể khiến da bị cháy nắng hoặc nghiêm trọng hơn là bị ung thư. Chiết xuất hạt lê có thể là phương pháp điều trị mà bạn đang tìm kiếm.

Chiết xuất hạt lê có thể sẽ là một phương pháp điều trị cháy nắng mới hiệu quả như nha đam. (Ảnh: SiNeeKan/ Shutterstock)

Khi nói đến các phương pháp giúp làm dịu làn da cháy nắng, nha đam là lựa chọn thường được nhắc đến nhất. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là một người thích nha đam thì có thể thử phương pháp mới được phát hiện này: Chiết xuất hạt lê.

Theo một nghiên cứu đến từ Đài Loan, chất polyphenol và khả năng chống oxy hóa của quả lê (đặc biệt là chiết xuất hạt lê) có thể làm giảm tác hại do tia UVA và stress oxy hóa gây ra. Tia UVA trong ánh nắng mặt trời có thể gây ra những tổn thương da lâu dài, ví dụ như nếp nhăn.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pharmaceuticals, nhóm nghiên cứu đã cho chuột tiếp xúc với các loại tia cực tím (UV) khác nhau, đồng thời cho chúng ăn hỗn hợp chiết xuất hạt lê để xác định xem liệu chiết xuất này có khả năng chữa lành các tổn thương do tiếp xúc với bức xạ hay không.

Các nhà nghiên cứu đã lấy hạt lê từ những quả lê chín rồi sấy khô. Sau đó, hạt được nghiền thành bột mịn và trộn với nước khử ion. Họ lọc hỗn hợp này để tạo ra dịch chiết lỏng, tách ra khỏi cặn rắn. Dịch chiết chất lỏng sau đó được làm đông khô để tăng độ ổn định. Những con chuột trong nghiên cứu sẽ được tiếp xúc với các tia UV khác nhau, bao gồm UVA, UVB và UVC, sau đó được cho ăn hỗn hợp này.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng chiết xuất hạt lê có thể giúp da chống lại các tác hại do tiếp xúc với tia UVA.

“Đây là một chiết xuất tự nhiên có đặc tính chống oxy hóa. Nó hoạt động như một chất chống lão hóa giúp bảo vệ tế bào da và củng cố hàng rào bảo vệ da. Chúng tôi cho rằng nếu nghiên cứu sâu hơn về chiết xuất hạt lê thì rất có thể chúng ta sẽ có thêm một phương pháp để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến da”, nhóm nghiên cứu cho biết.

Ngoài ra, chiết xuất hạt lê còn có khả năng làm giảm tình trạng mất nước trên da, giảm viêm, đỏ và khô ở những con chuột tiếp xúc với bức xạ tia cực tím.

Sự khác biệt giữa tia UVA, UVB và UVC

Bức xạ tia cực tím (UV) là một dạng bức xạ điện từ đến từ mặt trời, nhưng nó cũng có thể đến từ các nguồn nhân tạo, chẳng hạn như máy tắm nắng hoặc mỏ hàn. Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím có thể khiến da của bạn bị tổn thương.

Tia UVA có mức lượng năng lượng ít nhất trong các loại tia UV. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), tia UVA có thể khiến tế bào da bị lão hóa và gián tiếp làm tổn thương DNA của chúng. Tia UVA thường liên quan đến các tổn thương da lâu dài (như nếp nhăn). Một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng cũng đóng một vai trò nhất định trong việc dẫn đến bệnh ung thư da.

Tia UVB chứa nhiều năng lượng hơn tia UVA. Chúng trực tiếp làm tổn thương DNA của tế bào da và là nguyên nhân chính gây ra tình trạng cháy nắng. Tia UVB được cho là nguyên nhân gây ra hầu hết các bệnh ung thư da.

Tia UVC có nhiều năng lượng nhất trong số ba loại. Do có năng lượng cao nên chúng có thể tương tác với tầng ozone của Trái đất và không chạm tới mặt đất nên không gây ra mức độ rủi ro cao. Tia UVC cũng có thể đến từ các nguồn nhân tạo, ví dụ như đèn hàn hồ quang, đèn thủy ngân, bóng đèn khử trùng bằng tia cực tím (dùng để tiêu diệt vi khuẩn và vi trùng).

Bức xạ tia cực tím (UV) là một dạng bức xạ điện từ đến từ mặt trời, nhưng nó cũng có thể đến từ các nguồn nhân tạo. (Ảnh: Albert Stephen Julius/ Shutterstock)

Theo nghiên cứu, việc tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể dẫn đến tình trạng lão hóa da sớm, xuất hiện đốm melanin, nếp nhăn, da bị mỏng, giảm độ đàn hồi, giãn mạch máu và ung thư da. Ngoài ra, nếu bạn tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài có thể khiến hệ thống miễn dịch của da bị ức chế, khiến các bệnh về da trở nên trầm trọng hơn.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ tuyên bố rằng hầu hết các bệnh ung thư da đều liên quan đến việc tiếp xúc với tia cực tím. Ngoài ra, ung thư hắc tố da (là loại ung thư da ác tính nhất, phát triển từ các tế bào sản xuất melanin) có liên quan đến việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dù là trực tiếp hay gián tiếp.

Nghiên cứu cũng đề cập đến một số hành vi khiến con người tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời hơn. Những thói quen này có liên quan đến ung thư biểu mô tế bào đáy (basal cell carcinoma – BCC) hoặc ung thư biểu mô tế bào vảy (squamous cell carcinoma – SCC):

– Thực hiện các hoạt động tái tạo da dưới ánh mặt trời
– Thường xuyên bơi lội
– Sống ở khu vực có nhiều ánh nắng mặt trời
– Có tiền sử bị cháy nắng nặng
– Có dấu hiệu bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, bao gồm đốm gan, mảng da sần sùi hoặc da dày, khô, nhăn ở cổ.

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Đề thi tốt nghiệp THPT 2024 môn Toán ở Đắk Lắk mắc lỗi in ấn

Đề thi môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 tại Đắk Lắk xảy ra…

3 giờ ago

Thăm dò nhanh của CNN: Ông Trump thắng thế trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên

Một cuộc thăm dò nhanh do CNN thực hiện sau cuộc tranh luận tổng thống…

4 giờ ago

EU chọn Thủ tướng Estonia làm đại diện đối ngoại cấp cao

EU đã chính thức đề cử Thủ tướng Estonia, bà Kaja Kallas thay thế ông…

5 giờ ago

Những điểm đáng chú ý trong cuộc tranh biện tổng thống 2024 Biden-Trump

Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump đã trình bày tầm nhìn…

5 giờ ago

Tổng trị giá xuất khẩu cả nước tính đến 15/6, doanh nghiệp FDI chiếm 72%

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng…

6 giờ ago

LHQ và Đức cảnh báo tình hình nguy hiểm trong cuộc chiến Israel – Hezbollah

Xung đột giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon gần đây không ngừng gia tăng, người…

7 giờ ago