Nông dân ở vùng núi Peru thu lấy nước từ… sương mù (video)

Ở thì trấn Villa Lourdes thuộc vùng núi cao của Peru, trước đây người dân phải trả nhiều tiền để xe tải chở nước lên tưới cho mùa màng. Nhưng gần đây một người phụ nữ tên là Lima đã giúp thị trấn có được nước sạch 3 lần một tuần. Giải pháp của bà đơn giản mà rất hiệu quả, đó là dùng sương mù.

Trước đây người dân phải dùng xe tải đưa nước lên (ảnh chụp/video)

Bà dùng lưới đan bằng các sợi nhỏ dựng đứng trên sườn đồi để ngưng tụ sương mù thành nước. Lưới này được lắp đặt để hứng được hướng gió, sương mù do gió mang tới sẽ ngưng tụ trên lưới rồi rơi xuống. Mỗi lưới như vậy thu được từ 200 lít đến 400 lít nước mỗi ngày, chỗ nước đó sẽ được dẫn vào thùng, dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu.

Với những chiếc lưới như thế này họ không cần đến xe tải nữa. (ảnh chụp/video)
Nước được hứng vào máng và dẫn về thùng.(ảnh chụp/video)
Nước được chứa vào thùng (ảnh chụp/video)
Có thể dùng để tưới cây. (ảnh chụp/video)

Cách này rõ ràng là hiệu quả, lâu dài và vô cùng kinh tế vì chi phí lắp đặt thấp, đơn giản và không cần nguồn năng lượng. Nếu so sánh với cách trả tiền cho xe tải chở nước lên, thì khác biệt là quá rõ ràng.

Theo tạp chí Permaculture, cách dùng sương mù này cũng rất tiềm năng ở các vùng biển nơi người dân thường chỉ tách muối khỏi nước, mà cách này hết sức tốn năng lượng. Lưới thu sương mù cũng được áp dụng ở các vùng đô thị để đưa nước sạch tới các khu ổ chuột.

>> Những hòn đá bí ẩn của Peru: Bằng chứng về nền văn minh cổ đại tiên tiến?

Tuy vậy, phương pháp này cũng có những bất lợi nhất định. Thứ nhất là nguồn cung cấp không ổn định. Có nơi sương mù được duy trì đều đặn nhưng có nơi không được như vậy, ngoài ra còn phụ thuộc vào hướng gió. Bên cạnh đó, mặc dù nói chung nguồn nước này khá sạch nhưng nếu ở nơi ô nhiễm không khí nặng thì có thể sẽ bị lẫn các tạp chất trong không khí.

Xét về chi phí lắp đặt, nó còn tùy thuộc vào kích thước của lưới, giá nguyên liệu, chi phí lao động và địa điểm địa hình lắp đặt. Lưới nhỏ tốn khoảng từ 75 – 200 USD. Lưới rộng 40m2 có thể tốn từ 1000 – 1500 USD và có thể dùng được trong 10 năm. Nếu muốn thu được khoảng 2000 lít nước một ngày thì cần đầu tư khoảng 15.000 USD. Nếu có sự giúp đỡ của cộng đồng thì giá xây dựng sẽ giảm xuống.

Dưới đây là số liệu kết quả thử nghiệm ở một số nước:

Nơi thử nghiệm Tổng diện tích lưới (m2) Nước thu được (lít/ngày)
Đại học Nam Phi 70 3.800
Yemen 40 4.500
Cape Verde 200 4.000
Cộng hòa Dominican 40 4.000
Eritrea 1.600 12.000

Hẳn là ở nơi nhiều độ ẩm như Việt Nam, có thể cân nhắc tới việc sử dụng công nghệ như thế này.

Các bạn có thể xem video về bà Lima ở dưới đây:

Nguyên Khánh tổng hợp.

nguyên khánh

Published by
nguyên khánh

Recent Posts

Vụ hàng trăm người ngộ độc ở Đồng Nai: Một bệnh nhi ngưng tim, ngưng thở

Số bệnh nhân ngộ độc thực phẩm phải nhập viện sau khi ăn bánh mì…

57 giây ago

Chuyên gia: Bắc Kinh muốn chia rẽ châu Âu, Mỹ có chiêu giúp châu Âu chống ĐCSTQ

Đầu tháng Năm, ông Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu, nhằm tận dụng cơ…

1 giờ ago

Giá xăng RON 95 tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 40 đồng/lít, trong khi giá xăng E5 RON…

2 giờ ago

Một số vật dụng phổ biến trong nhà có thể đe dọa sức khỏe của bạn

Có một số vật dụng trong nhà tuy gần gũi nhưng lại là mối đe…

4 giờ ago

‘Luật ngầm’ của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam

Hai cựu Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà, Trần Kỳ Hình và…

5 giờ ago

Ông Trump trả lời phỏng vấn Tạp chí TIME, vạch ra kế hoạch cho nhiệm kỳ hai

Ông Trump nói trên Tạp chí TIME chi tiết về nghị trình trong nhiệm kỳ…

7 giờ ago