APEC: ‘TPP không Mỹ’ được thông qua, đổi tên thành CPTPP

Vào sáng qua (11/11), phía Nhật Bản và Việt Nam đã thông báo chốt được Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP-11, không có Mỹ tham gia), theo đó, hiệp định sẽ được đổi thành tên mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Theo nội dung bản dự thảo tuyên bố cuối cùng mà Reuter có được, 11 quốc gia đã cam kết “các yếu tố cốt lõi” của một thỏa thuận thương mại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần làm để TPP-11 trở thành hiện thực.

CPTPP có Điều số 12 nêu danh sách những điều khoản tạm hoãn, chưa được áp dụng. Nó sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi tối thiểu 6 nước ký kết.

Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết hiệp định CPTPP vừa mới được thông qua có 20 điều khoản tạm hoãn, trong đó có 10 điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ.

Với sự rút lui của Mỹ khỏi TPP, các thành viên còn lại đã rất khó khăn trong việc đi đến thỏa thuận chung mà không có Mỹ. Trao đổi với báo chí sau cuộc họp, ông Motegi cho biết các bên đã đạt được sự đồng thuận nhờ có mục tiêu chung là phải chốt được TPP-11 nhằm thuyết phục Mỹ quay trở lại.

>> Nhật nói TPP ‘vô nghĩa nếu không có Mỹ’

Giới chuyên gia nhận định, thỏa thuận CPTPP đã được thông qua, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần được nổ lực phát triển và hoàn thiện nó trong thời gian tới. Thuyết phục chính quyền Trump cũng như các nền kinh tế lớn trong khu vực như Hàn Quốc, Ấn Độ…là điều cần thiết.

Cuộc đàm phán đã diễn ra trong bầu không khí hết sức căng thẳng và chỉ đạt được thỏa thuận cuối cùng vào lúc nữa đêm.

Khó khăn xảy ra do phía Canada, Thủ tướng Justin Trudeau không tham gia vòng đàm phán vì cho rằng một số điều khoản của hiệp định không đáp ứng được mong đợi của Canada về các vấn đề nhân quyền, tự do và quyền phụ nữ trong lao động. Nền kinh tế lớn thứ hai trong khối (sau Nhật) tiếp cận theo hướng “thà không có thỏa thuận nào còn hơn là đạt được một thỏa thuận tồi”, và trước đó Thủ tướng Trudeau cũng đã bày tỏ quan điểm rằng Canada sẽ không vội ký TPP.

Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Columbia trả lời BBC bên lề một hội nghị kinh doanh tại Đà Nẵng, ông  Jenik Radon nói rằng nội dung TPP như dự thảo hiện nay là đã được “soạn thảo rất dở”“tạo ra sân chơi để giới luật sư làm trò”.

“Ý tưởng về TPP là tốt nhưng tôi không thích chi tiết của nó bởi có nhiều điểm thiếu rõ ràng và các bên tham gia có thể lợi dụng sự thiếu rõ ràng này”, ông nói.

Mặc dù vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất, song CPTPP được xem là một điểm sáng thành công của Hội nghị APEC 2017 mà Việt Nam là chủ nhà lần này.

Chân Hồ (T/h)

Xem thêm:

Chân Hồ

Published by
Chân Hồ

Recent Posts

Nhật Bản loay hoay với đồng Yên xuống giá

Sau khi Ngân hàng TW Nhật Bản tuyên bố duy trì mức lãi suất ngắn…

10 giờ ago

Ứng viên tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy Jr. : Lệnh cấm TikTok là vi hiến

Ứng cử viên tổng thống độc lập của Hoa Kỳ Robert F. Kennedy Jr. có…

12 giờ ago

Cô chó đập cửa thông báo cứu cả gia đình khỏi đám cháy nghiêm trọng

Nếu không có cô chó Molly cảnh báo thì cả gia đình Miller đã chìm…

14 giờ ago

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh yếu sau đợt nắng ‘gay gắt’

Theo chuyên gia khí tượng, khoảng sau ngày 30/4, trong 1-2 ngày đầu tháng 5,…

16 giờ ago

Cà Mau kiểm tra các dự án điện gió sau sự cố rơi cánh quạt

Một số nhà máy điện gió bị phát hiện hiện một số thiếu sót như…

16 giờ ago

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines phủ nhận việc đạt được thỏa thuận với ĐCSTQ

Philippines bác bỏ tuyên bố của ĐCSTQ rằng hai bên đã đạt được các thỏa…

16 giờ ago