Bí mật của 20 năm trỗi dậy kinh tế Trung Quốc

Bốn đặc điểm chính của sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc: Thứ nhất, giá trị bình quân đầu người rất thấp; Thứ hai, mức độ lũng đoan cao của giới quyền quý; Thứ ba, sự phụ thuộc của các doanh nghiệp vào quan liêu; Thứ tư, sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm mâu thuẫn xã hội. Mô hình Trung Quốc không phù hợp với nền văn minh hiện đại và trào lưu của thời đại, và chắc chắn sẽ bị đào thải.

Sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc trên trường quốc tế từng bị coi thường là “công xưởng thế giới”. Sau cơn sóng thần khủng hoảng tài chính toàn cầu, bởi vì Trung Quốc phục hồi nhanh hơn Hoa Kỳ và các nước châu Âu tiên tiến, các quan chức Trung Quốc đã tận dụng cơ hội phô trương về Trung Quốc, rằng kinh tế Trung Quốc trỗi dậy đã vượt qua Đức và Nhật, trở thành cường quốc thứ hai thế giới, rằng chưa đến 15 năm nữa sẽ vượt qua Hoa Kỳ, trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Lối nói phô trương này đã tạo ra ảo tưởng cho thế giới. Có vẻ như chủ nghĩa tư bản quyền quý của Trung Quốc tốt hơn chủ nghĩa tư bản tự do của châu Âu và Mỹ, rất đáng để thế giới noi gương?

shutterstock 1389754598
Một nhà máy tại thành phố Cửu Giang, Giang Tây, Trung Quốc (Nguồn: Shutterstock)

Liệu có đúng là như vậy? Hãy để chúng tôi vén bức màn tuyên truyền của họ.

Ngoài việc so sánh tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cũng phải so sánh giá trị bình quân đầu người (GDP/người). Có một nghịch lý rõ ràng trong tất cả các nhận xét khoa trương của chính quyền Trung Quốc, đó là việc so sánh Trung Quốc – quốc gia có dân số hơn 1,3 tỷ người, với Đức – dân số 82 triệu người và Nhật Bản – dân số 127 triệu người là rất không hợp lý. Đáng ra phải dùng số liệu bình quân đầu người đề so sánh. Nếu GDP của Trung Quốc được tính trên trung bình người dân, nước này không chỉ thua xa Nhật Bản và Đức, mà còn thua kém Fiji và Algeria.

Dùng giá trị GDP bình quân đầu người mới có ý nghĩa

shutterstock 283767884
Quế Lâm, Trung Quốc (Nguồn: Shutterstock)

Theo số liệu mới nhất từ ​​Cục Thống kê Quốc gia, tổng GDP của Trung Quốc năm 2008 là 31.404,5 tỷ NDT (con số ban đầu là 30.067 tỷ NDT, sau đó, sửa đổi tăng thêm 1.337,5 tỷ NDT thành 31.404,5 tỷ), tương đương 4.452,2 tỷ USD theo tỷ giá hối đoái trung bình 6,94 vào năm 2008. Tính trên 1,34 tỷ người dân Trung Quốc thì GDP bình quân đầu người là 3.362 USD.

Theo bảng “Xếp hạng các quốc gia theo GDP bình quân đầu người năm 2018” do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố vào tháng Tư năm ngoái, Trung Quốc chỉ xếp thứ 106 với GDP bình quân đầu người là 3.315 USD. Hiện giờ theo GDP đã được cập nhật xếp hạng, Trung Quốc cũng chỉ nhỉnh hơn được một hạng, lên thứ 105, kém 14 lần so với Hoa Kỳ (46.859 USD) xếp thứ 15, kém hơn 13 lần so với Đức (44.660 USD) xếp thứ 19, kém hơn 11 lần Nhật Bản (38.559 USD) xếp thứ 23, kém hơn 9 lần so với Hồng Kông (30.755 USD) xếp thứ 28, và kém hơn 5 lần so với Đài Loan (17.040 USD) xếp thứ 43.

Nếu không phải vì sự phù phiếm, Trung Quốc cũng không cần thiết phải làm ầm ĩ lên GDP và tự hào là nước lớn thứ hai trên thế giới! Trên thực tế, GDP chỉ có thể cho thấy sức mạnh kinh tế tổng thể của một quốc gia, nó không phải mức sống thực sự của người dân. Do đó, thay vì nhấn mạnh GDP, tốt hơn nên nhấn mạnh thu nhập bình quân đầu người của quốc gia.

shutterstock 92236834
Quảng Châu, Trung Quốc (Nguồn: Shutterstock)

Vào tháng 10/2009, Tân Hoa Xã dẫn báo cáo mới nhất của Cục Thống kê Quốc gia, thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Trung Quốc là 2.770 USD, tương đương 18.836 NDT. Có một bảng thống kê về thu nhập bình quân đầu người của quốc gia do Cục Thống kê Quốc gia công bố năm 2007, lấy một quý ở tất cả các vùng của đất nước làm ví dụ. Trong đó, thu nhập quốc dân trung bình của cả nước trong một quý là 4.322 NDT, nhân với bốn quý thì tương đương với 17.291 NDT một năm, gần với con số trên. Tuy nhiên, Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn, khoảng cách giữa các tỉnh và vùng khá lớn, Thượng Hải là khu vực giàu có với thu nhập bình quân đầu người hàng năm gần 30.000 NDT, trong khi Cam Túc chỉ có 10.000 NDT, chênh lệch gấp 3 lần.

Thu nhập bình quân đầu người nêu trên chỉ có thể coi là con số chung chung, chưa thể thấy được chênh lệch giàu nghèo trên cùng một khu vực. Trên thực tế, trong cùng một tỉnh, thành phố, có người giàu, có người nghèo, và luôn có nhiều người nghèo hơn người giàu. Phó đoàn đại biểu Trung Quốc thường trú ở Liên Hợp Quốc, ông Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin), cho biết trong một bài phát biểu về vấn đề tỷ lệ phân bổ của Liên Hợp Quốc vào tháng Mười năm ngoái: “Nếu mức tiêu dùng bình quân đầu người của Ngân hàng Thế giới dưới 1,25 USD mỗi ngày, tổng số người nghèo ở Trung Quốc là hơn 250 triệu.” 1,25 USD một ngày tương đương với 456,25 USD một năm, tức là khoảng 3.100 NDT (khoảng 11.100.000 VNĐ). Có thể thấy rằng vẫn còn hơn 250 triệu người ở Trung Quốc có thu nhập hàng năm dưới 3.100 NDT; thu nhập của họ thấp chỉ bằng 1/3 thu nhập quốc dân bình quân đầu người của tỉnh Cam Túc, nơi nghèo nhất được thống kê bởi Cục Thống kê Quốc gia.

Chính phủ quyền quý lũng đoạn tài nguyên và của cải quốc gia

shutterstock 1603327399
(Nguồn: Shutterstock)

Chỉ nhìn vào thu nhập quốc dân bình quân đầu người không thể cho thấy mức độ nghiêm trọng của sự chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc. Theo Danh sách Hurun, có hơn 825.000 triệu phú (thu nhập trên 10 triệu NDT) và 51.000 tỷ phú (thu nhập trên 100 triệu NDT) trên khắp Trung Quốc. Nhưng khi xem qua thông tin của Hurun và Forbes về danh sách người giàu của Trung Quốc, sẽ thấy rằng những người giàu mà họ công bố chỉ là tư bản tư nhân, còn những người giàu và quyền lực ẩn trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp trung ương hoàn toàn không bị động chạm đến. Tất nhiên, Hurun và Forbes sẽ không bao giờ đưa con cái của các lãnh đạo trung ương và cán bộ cấp cao vào danh sách 100 người giàu. Đây là điều tối kỵ và vi phạm “bí mật nhà nước”.

Trên thực tế, không phải các doanh nhân tư nhân thực sự kiểm soát sự giàu có của Trung Quốc, mà là các doanh nghiệp nhà nước. Dưới sự quản lý của Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước của Quốc vụ viện, có hơn 180 tập đoàn lớn được gọi là các xí nghiệp trung ương. Các doanh nghiệp này độc quyền tất cả các nguồn lực và hoạt động chính trong nước, từ các ngành công nghiệp nặng như năng lượng hạt nhân, hàng không vũ trụ, vũ khí, hàng không, điện, dầu khí, khoáng sản, điện tử, ô tô, vận tải biển, thép, máy móc, v.v., cho đến các ngành công nghiệp nhẹ như hàng dệt, và thậm chí là các sản phẩm nông nghiệp như ngũ cốc… đều nằm trong tầm kiểm soát của họ. Ngoài ra, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, với tư cách là ngân hàng trung ương, trực thuộc Quốc vụ viện, còn kiểm soát một số ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng tư nhân, đồng thời dẫn dắt các chính sách tài chính của đất nước. Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán, trong khi Tổng công ty Đầu tư Trung Quốc tham gia vào lĩnh vực đầu tư và quản lý quỹ ngoại hối. Các tổ chức này là những người dẫn đầu thực sự nắm giữ huyết mạch của nền kinh tế Trung Quốc.

shutterstock 1430577905
(Nguồn: Shutterstock)

Kể từ khi thị trường chứng khoán Trung Quốc trưởng thành, một số lượng đáng kể các doanh nghiệp trung ương đã được chia tách hoặc hợp nhất, niêm yết ở Trung Quốc và Hồng Kông, thu hút các quỹ tư nhân, đồng thời mở ra cơ hội cho các nhà tư bản quan liêu (kết hợp giữa quyền lực nhà nước và quyền sở hữu tư nhân về tài sản, nhà tư bản chủ nghĩa quan liêu ý chỉ quan chức, quan lại Trung Quốc kinh doanh) trở thành cổ đông của công ty.

Doanh nghiệp trung ương có một đặc điểm mà doanh nghiệp tư nhân không thể có được, đó là có quyền nhận hỗ trợ từ việc phân bổ tài chính của nhà nước, chỉ cần Trung ương xét thấy cần thiết, họ có thể tăng vốn từ trích lập tài chính hoặc vay ngân hàng bất cứ lúc nào. Kể từ khi chính phủ trung ương quyết định thực hiện chính sách mở rộng ra bên ngoài, đặc biệt là các công ty xăng dầu, khí đốt và các công ty kim loại hiếm, họ đã có thể nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ trung ương để thực hiện mua lại và sáp nhập từ các nước trên thế giới.

Đặc điểm của các ngân hàng Trung Quốc là các khoản cho vay đều chịu tác động của chính sách của chính phủ và các thế lực quyền quý, không thể tự chủ tuyệt đối, nên tỷ lệ nợ xấu đặc biệt cao, nhưng đồng thời cũng được chính phủ bảo hộ nên cũng không có nguy cơ phá sản. Tình hình này càng rõ ràng hơn trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, khiến Thủ tướng Chu Dung Cơ thật sự “đau đầu”, đành phải lựa chọn chiến lược thoái vốn. Năm 1999, ông đã thoái 4 ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng phát triển khoảng 134 tỷ NDT khỏi các khoản nợ xấu và đặt chúng dưới sự quản lý của bốn công ty quản lý tài sản, với hy vọng đổi mới hệ thống quản lý ngân hàng. Kết quả là, vết loét cũ mới được chữa lành thì đã lại lòi ra vết loét mới, xẻ thịt lấp chỗ đau cũng vô ích, chừng nào cơ cấu quyền lực xã hội không thay đổi thì ngân hàng còn chưa lo được cho thân mình. Trong tay ông Ôn Gia Bảo, lần thứ hai bị thoái vốn được thực hiện vào năm 2004 và 2005. Theo tiêu chuẩn hệ thống ngân hàng phương Tây thông thường, các ngân hàng Trung Quốc không biết sẽ phá sản bao nhiêu lần, nhưng ở Trung Quốc, các ngân hàng là chính phủ, chính phủ làm sao có thể để ngân hàng rơi vào tình trạng hỗn loạn tài chính?

Doanh nghiệp dựa vào hệ thống độc quyền đẩy đến tình cảnh “nước tiến, dân lùi”

chien tranh thuong mai
Công nhân trong dây chuyền lắp ráp quạt điện của AIRMATE Co., Ltd. – công ty xuất khẩu các sản phẩm điện sang Mỹ. Hình ảnh tại tỉnh Giang Tây, phía đông Trung Quốc, ngày 30/3/2018. (Ảnh: Shutterstock)

Từ đó, chúng ta có thể thấy được tính đặc thù của hệ thống kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc về cơ bản là một hệ thống kinh tế chỉ huy do chính phủ độc quyền. Hệ thống này đã thay đổi hướng đi sau khi loại bỏ những khó khăn của nền kinh tế kế hoạch, thực hiện thị trường hóa, phù hợp với thị trường thế giới và vốn thế giới. Tuy nhiên, bản chất của chính phủ độc quyền không thay đổi, hành động theo chỉ lệnh đổi tên thành kiểm soát vĩ mô; do đó, độc quyền quyền lực chính trị kết hợp với độc quyền kinh tế để tạo ra chủ nghĩa tư bản quyền quý.

Bởi vì nó phù hợp với thế giới tư bản và thị trường thế giới, nên mới được giới thiệu cho vốn nước ngoài đầu tư. Lúc đầu, dẫn vốn từ Hồng Kông và Đài Loan đầu tư vào. Có được tiền lệ thành công rồi sau đó dẫn vốn từ Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản đầu tư vào, dựa vào nhân công giá rẻ mà trở thành công xưởng của thế giới. Các sản phẩm giá rẻ do lao động rẻ làm ra tràn ngập khắp thế giới, đã mang lại cho Trung Quốc một lượng lớn dự trữ ngoại hối, dần dần tiến vào G và G2. Không có gì ngạc nhiên khi tờ Time của Mỹ đã đưa công nhân Trung Quốc vào làm nhân vật thời đại của năm 2009.

Nền kinh tế Trung Quốc tuy đi cùng với thế giới nhưng nó chủ yếu được kết nối không phải tài chính mà là hàng hóa. Do đó, cơn sóng thần tài chính thế giới không ảnh hưởng nhiều đến hệ thống tài chính của Trung Quốc. Tác động lớn là tiêu dùng của người dân Mỹ và châu Âu giảm mạnh, làm giảm mạnh thương mại xuất khẩu của Trung Quốc. Đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng bởi xuất khẩu giảm mạnh là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước do chính phủ độc quyền, sức mạnh của họ là sở hữu tài chính quốc gia, tài nguyên và quyền lực chính trị. Do đó, khi chính phủ công bố kế hoạch giải cứu khủng hoảng kinh tế với 4 nghìn tỷ NDT và nới lỏng các khoản vay ngân hàng 10 nghìn tỷ NDT. Về danh nghĩa là để kích cầu trong nước, trên thực tế, toàn bộ số tiền này đã rơi vào tay các quan chức địa phương và các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp trung ương, trở thành nguồn vốn để họ đầu cơ đất đai, tài sản, thị trường chứng khoán, và vốn để tạo thành tích chính trị.

“Nước tiến dân lùi” để giải cứu khủng hoảng tài chính

Trung Quốc
ĐCSTQ dùng phương thức “Nước tiến dân lùi” để giải cứu khủng hoảng tài chính. (Ảnh minh hoạ: Shutterstock)

Nguyên nhân đầu tiên khiến nền kinh tế Trung Quốc có thể phục hồi trong cuộc khủng hoảng thế giới là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đối với nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu là thương mại xuất khẩu. Chính phủ Trung Quốc dựa vào nguồn dự trữ ngoại hối tích lũy trong nhiều năm và do tăng trưởng tài chính tốc độ cao bắt nguồn từ thuế suất cao và phúc lợi thấp, đã kịp thời giải phóng hơn 10.000 tỷ NDT để kích thích đầu tư, bù đắp tác động của sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu, và tạm thời ổn định. Tuy nhiên, đợt kích cầu quy mô lớn này không thực sự kích cầu trong nước mà chỉ kích thích đầu cơ điên cuồng trong một thời gian. Hậu quả của việc này đưa đến những nguy cơ tiềm ẩn đối với nền kinh tế bong bóng và lạm phát.

Cơn sóng thần tài chính đã thúc đẩy sự bành trướng của các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Chính phủ Trung Quốc ra thế giới và gây nên tình cảnh “nước tiến dân lùi”. Nhưng nền kinh tế thị trường do doanh nghiệp nhà nước độc quyền không phải là một thị trường tự do thực sự, mà là một nền kinh tế thị trường dựa trên lợi ích của doanh nghiệp nhà nước. Do đó, tư bản tư nhân bị xáo trộn quyền hạn rất lớn trong nền kinh tế thị trường như vậy. Tất cả các doanh nghiệp tư nhân, dù lớn hay nhỏ, đều phải được các cơ quan quan liêu hỗ trợ để tồn tại và phát triển; các doanh nghiệp lớn cần phải tìm các quan chức lớn hậu thuẫn cho họ, và các doanh nghiệp nhỏ cần phải tìm các quan chức nhỏ để dựa vào; trong hầu hết các trường hợp, các khoản lợi ích rất lớn phải chuyển vào tay các cơ quan quan liêu thì doanh nghiệp mới có thể tiếp tục tồn tại. Mối thông đồng này đã tự nhiên gieo rắc tai vạ. Mặc dù càng có nhiều người ủng hộ quan liêu thì cơ hội phát triển càng lớn nhưng rủi ro cũng càng lớn, không chừng đến một lúc nào đó những người chống lưng cho quan liêu ngã ngựa trong cuộc tranh giành quyền lực, khiến toàn bộ xí nghiệp của họ ngay lập tức tán gia bại sản và  bản thân họ vướng vào lao tù.

Ông Hoàng Quang Dụ (Huang Guangyu) vào năm 2007 còn là người giàu nhất trên Danh sách Hurun, thì sang năm 2018 đã vào tù, đó là một ví dụ gần đây. Từ năm 1999 đến năm 2009, có tổng cộng 50 người giàu bị loại khỏi danh sách 100 người giàu Hurun, 19 người trong số họ bị kết án tù hoặc chờ tuyên án, bao gồm ông Chu Chính Nghị (Zhou Zhengyi), người giàu nhất Thượng Hải. Chịu thời gian thi hành án dài nhất là ông Dương Bân (Yang Bin), người Hà Lan gốc Hoa, chủ tịch Doanh nghiệp Thương mại Âu Á và ông Mưu Kỳ Trung (Mou Qizhong), chủ tịch Tập đoàn Nam Đức, cả hai đều bị kết án 18 năm tù và ông Cố Sồ Quân (Gu Chujun), chủ tịch Greencool bị kết án 10 năm. Ông Ngưỡng Dung (Yang Rong), chủ tịch của Brilliance Auto, đã bỏ trốn sang Mỹ sau khi tài sản của ông bị chính quyền thu hồi, gần đây có thông tin cho rằng ông muốn quay trở lại Trung Quốc để “bày keo khác”.

Hurun china
(Ảnh: Chụp màn hình)

Một số người nói đùa rằng Danh sách Hurun là một “danh sách mổ heo”, nếu không may lọt vào danh sách thì hãy chuẩn bị tinh thần để “lên thớt”. Đây là một bức chân dung khái quát về bi kịch của các doanh nhân tư nhân Trung Quốc.

Kể từ năm ngoái, tình trạng “nước tiến dân lùi” đã trở thành chủ đề nóng trong giới tài chính. Cơn sóng thần khủng hoảng tài chính và kế hoạch cứu trợ khủng hoảng quy mô lớn của chính phủ đã góp phần vào tình trạng “nước tiến dân lùi”. Một mặt, cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến các doanh nghiệp tư nhân đổ vỡ ở một mức độ đáng kể, mặt khác, tiền của Chính phủ để giải cứu cuộc khủng hoảng đã chảy vào tay chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước.

Giờ đây, các doanh nghiệp nhà nước cũng giống như các quan chức lớn của chính phủ, đều trở thành những nhà “giàu nứt vách”, đều là người hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng. Trên trường quốc tế, các doanh nghiệp nhà nước lợi dụng tình hình kinh tế trì trệ của phương Tây để thâu tóm các công ty nước ngoài nhằm phát triển thị trường ở châu Phi, Trung Á, Trung và Nam Mỹ. Trong nước, họ mở rộng đầu tư và thị phần, chèn ép các doanh nghiệp tư nhân. Kết quả là Baosteel sáp nhập công ty tư nhân Gang thép Ninh Ba, Gang thép Sơn Đông sát nhập công ty tư nhân thép Nhật Chiếu (Rizhao), Than Sơn Tây giải tán các công ty khai thác mỏ nhỏ, tập đoàn COFCO chen chân vào công ty Mông Ngưu (Mengniu). Phần lớn tài nguyên đất trong nước do các doanh nghiệp nhà nước kiểm soát, các công ty bất động sản nhà nước chiếm 60% thị trường bất động sản. PetroChina đang bắt đầu tham gia vào phân khúc dưới thị trường khí tự nhiên hạ nguồn, ý đồ chiếm trọn cả phân khúc trên và phân khúc dưới. Việc đóng cửa công ty hàng không dân dụng Đông Tinh đương nhiên liên quan đến quản lý yếu kém của chính họ, nhưng nếu đó là doanh nghiệp nhà nước, thì cho dù là thua lỗ do quản lý yếu kém đi chăng nữa thì vẫn được nhà nước hỗ trợ tài chính, không đến nỗi phải phá sản.

Tình trạng “nước tiến dân lùi” cũng có thể lý giải vì sao nguồn vốn ở Ôn Châu (Chiết Giang) sang tận Dubai đầu tư bất động sản ở đó. Giới làm ăn ở Ôn Châu phát tài từ những mặt hàng nhỏ lẻ, không có không gian thích hợp để phát triển thành một doanh nghiệp hiện đại ở Trung Quốc, do đó đành phải gom vốn để đầu cơ bất động sản ở Thượng Hải, Hàng Châu và Dubai, nếu không thì không có đầu ra.

Mô hình Trung Quốc không phải là mô hình văn minh hiện đại

Từ việc phân tích sơ lược các tầng diện nêu trên, có thể phác thảo bức tranh về sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc, bức tranh này cũng có thể được gọi là “mô hình Trung Quốc”.

Bất cứ điều gì tồn tại trên thế giới đều có nền tảng lịch sử và xã hội tất yếu của nó. Đây là điều triết gia Đức Hegel đã nói “bất cứ cái gì tồn tại thì đều có thể hiểu được”. Nhưng vấn đề đặt ra là hiện thực này có phù hợp với con đường hiện đại hóa xã hội, có phù hợp với lợi ích của người dân hay không?

Hệ thống kinh tế Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế thị trường do chính phủ quyền quý độc quyền. Bản thân độc quyền tự nó đi ngược lại quy luật cạnh tranh tự do trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, ở Trung Quốc, chính phủ độc quyền có nguồn gốc từ độc tài chính trị, những nhà giàu quyền lực đã lũng đoạn quyền lực chính trị, từ đó lũng đoạn kinh tế quốc dân, hình thành nhóm lợi ích đặc biệt và trở thành giai tầng quyền quý trong xã hội. Trong tình hình đó, hầu hết thành quả của sự phát triển kinh tế và lợi ích của chúng đều rơi vào tay giới quyền quý, dẫn đến sự bất bình đẳng lớn trong việc phân phối của cải xã hội. Người giàu ngày càng giàu hơn và người nghèo càng nghèo đi. Khoảng cách giàu nghèo chắc chắn sẽ không ngừng nới rộng, tạo ra sự phân cực xã hội, và kết quả tất yếu là mâu thuẫn xã hội sẽ ngày càng gay gắt. Mà trong chế độ độc tài chính trị, quyền lực không bị kiểm soát, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, nhân dân sẽ luôn bị áp bức và nô dịch, không có tự do và bình đẳng. Một xã hội như vậy sẽ không bao giờ là một xã hội hiện đại, chứ đừng nói là văn minh hiện đại.

Vì vậy, “mô hình Trung Quốc” không phải là mô hình văn minh hiện đại, mà là một xã hội chuyên chế, bạo ngược, đã đi chệch khỏi trào lưu thời đại và xu thế chung của thế giới, sớm muộn cũng sẽ bị đào thải.

Hứa Hành, Ngọc Lương
Theo Vision Times

Xem thêm:

Bình Luận