Giá nhiên liệu ở UK và EU tăng vọt khi Nga và Ukraine xung đột quân sự

Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ thực hiện “một chiến dịch quân sự đặc biệt”, cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine đã tiến gần đến một cuộc xung đột về quân sự, rõ hơn là một cuộc chiến tranh quân sự giữa hai nước. Điều này đã tiếp tục tác động làm tăng giá dầu thế giới và tạo ra nguy cơ khiến chi phí sưởi ấm ở châu Âu tăng cao hơn.

Trong bối cảnh Nga tấn công quân sự vào Ukraine, cộng với các lệnh trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây có thể khiến giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng vượt mốc 100 USD/thùng. (Ảnh minh họa: Maksim Safaniuk/Shutterstock)

Ngày 22/2, nhiều quốc gia thuộc Liên minh Ngũ nhãn (Five Eyes), một số quốc gia châu Âu và Nhật Bản đã ban hành các biện pháp trừng phạt về việc Nga đã đưa quân đội vào hai khu vực ly khai là Donetsk và Lugansk ở miền đông Ukraine.

Vương quốc Anh cho biết họ đang chuẩn bị áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào nhiều ngân hàng và các cá nhân của Nga, cũng như các công ty trong lĩnh vực năng lượng, quốc phòng, công nghệ và hóa chất trong trường hợp xâm lược sâu hơn vào lãnh thổ của Ukraine.

Theo thống kê, Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới (xếp sau Ả rập Xê-Út) và là quốc gia sản xuất khí đốt tự nhiên (LNG) hàng đầu thế giới.

Đợt tăng giá khí đốt mới nhất diễn ra sau khi chính quyền nước Đức đình chỉ chứng nhận đường ống Nord Stream 2. Đây là một đường ống dẫn khí mới kết nối Đức và Nga, lệnh trì hoãn dự án năng lượng này được cho là chưa có thời điểm dừng lại.

“Tốt, chào mừng đến với một thế giới mới cùng với sự dũng cảm, nơi mà người dân châu Âu sẽ sớm phải trả 2.000 Euro cho 1.000 m3 khí đốt tự nhiên!”, ông Dmitry Medvedev – cựu Tổng thống Nga và hiện là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh của Nga viết trên Twitter.

Hiện nay, Vương quốc Anh (United Kingdom, UK) chỉ mua 6% dầu thô và 5% khí đốt tự nhiên từ Nga. Tuy vậy, các lệnh trừng phạt mới có thể hạn chế nguồn cung dầu mỏ trên toàn cầu, từ đó đẩy giá nhiên liệu hóa thạch trên toàn thế giới lên theo.

Theo Hiệp hội Ôtô Hoàng gia Anh, vào ngày 23/2, giá xăng đã tăng lên mức 2,02 USD/lít (tương đương 7,65 USD/galông). Các cảnh báo đưa ra giá xăng có thể sớm vượt qua mức 2,03 USD/lít (tương đương khoảng 1,5 bảng Anh).

Ngày 23/2, giá dầu Diesel của Anh lên mức 1,52 bảng Anh/lít. Trong cùng ngày, giá khí đốt tự nhiên châu Âu đã tăng hơn 10,53% vào cuối phiên giao dịch trên bảng chỉ số TTF của Hà Lan.

Trước đó, Điện Kremlin (Nga) đã loan tin đưa quân đến hai khu vực do phe ly khai kiểm soát ở miền Đông Ukraine để “duy trì hòa bình”. Điều này khiến giá dầu và khí đốt tự nhiên tăng vọt.

Giá dầu thô Brent (một tiêu chuẩn dùng để đo lường giá dầu thế giới) đã lên mức cao nhất trong vòng 7 năm, với giá 99 USD/thùng (khoảng 73 bảng Anh) vào ngày 22/2.

Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã vượt quá 1.000 USD/1.000 m3 vào ngày 23/2, với mức tăng hàng ngày đạt hơn 7%, theo Trung tâm thanh toán bù trừ tại London của Sàn giao dịch xuyên quốc gia.

Theo Thống đốc Ngân hàng Anh, giá năng lượng tại quốc gia này có thể sẽ tăng lên 70% trong 3 tháng đầu năm 2022.

“Nếu bạn nhìn vào sự gia tăng của chi phí năng lượng trong năm nay, nó sẽ lớn hơn gấp đôi so với bất cứ năm nào trong những năm 1970 – mức giá này quá cao”, Phó thống đốc Ngân hàng Anh nói.

Lạm phát của Anh hiện đang ở mức 5,5% (cao nhất trong vòng 30 năm), trong đó giá năng lượng chiếm gần một nửa trong sự gia tăng về lạm phát, Jonathan Haskel – Thành viên của Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Anh cho biết.

Ngân hàng Trung ương Anh dự kiến lạm phát sẽ ở mức 7% trước mùa Xuân (trước tháng 5/2022).

Sau khi nới lỏng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh COVID-19, dẫn đến nhu cầu tăng lên, nhiều người tiêu dùng ở Vương quốc Anh đã phải trả giá cao cho mặt hàng năng lượng và nhiên liệu. Tuy nhiên, giá cả mặt hàng năng lượng và nhiên liệu có thể dễ dàng tăng gấp đôi nếu giá khí đốt vượt khỏi tầm kiểm soát sau các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Nga được thực thi.

Các hộ gia đình ở Anh có thể thấy hóa đơn năng lượng của họ tăng thêm 813,28 USD (khoảng 600 bảng Anh) vào cuối năm nay do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Trước đó, hóa đơn đã tăng hơn 406,64 USD (khoảng 300 bảng Anh) vào tháng 10/2021 trước khi Nga can thiệp vào tình hình Ukraine.

Giá khí đốt tăng vọt đang đẩy chi phí sinh hoạt ở Anh lên cao, trong khi tiền lương đang tụt lại phía sau.

Người tiêu dùng trên toàn thế giới cũng đang bị tác động bởi giá hàng hóa tăng khi các công ty tính chi phí nhiên liệu, chi phí vận chuyển và tiền lương cao hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm vào ngày 23/2 trước khi giảm trở lại vào thời điểm đóng cửa.

Chỉ số FTSE 100 của Vương quốc Anh đi ngang, trong khi chỉ số CAC-40 của Pháp và Dax của Đức đã mất từ 0,2-0,5%, trong khi ba chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ (Down Jones, S&P 500 và Nasdaq) đều giảm điểm.

Đức Minh dịch, theo The Epoch Times

Xem thêm:

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

Báo cáo LHQ: Việt Nam là điểm đến hàng đầu của rác thải

Báo cáo LHQ tháng 4/2024 cho biết Việt Nam những năm gần đây nằm trong…

2 giờ ago

Bỏ việc để khởi nghiệp, người đàn ông kiếm 10 tỷ đồng một năm

Để khởi nghiệp, Gene Caballero đã phải bán nhà và rút hết tiền tiết kiệm.…

9 giờ ago

Josep Borrell: Một số quốc gia EU vẫn coi Nga là ‘bạn tốt’

Ngoại trưởng EU Josep Borrell thừa nhận rằng, không phải mọi quốc gia thành viên…

9 giờ ago

Vùng đồng bằng sông Hồng được quy hoạch thành 2 tiểu vùng

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố và được…

10 giờ ago

Telegraph: Ông Trump sẽ buộc các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự

Cựu Tổng thống Donald Trump đang có kế hoạch thúc đẩy các thành viên NATO…

11 giờ ago

Nhà Trắng chú ý việc Nga tuyên án giam giữ học viên Pháp Luân Công 2 tháng

Một tòa án ở Moscow đã viện dẫn một đạo luật gây tranh cãi và…

13 giờ ago