Ngành chè xáo động vì công ty Trung Quốc ‘tranh mua đoạt bán’

Sức ép đang đè nặng lên các doanh nghiệp chè Việt Nam trong bối cảnh nhiều công ty Trung Quốc thời gian gần đây đã “mượn” tên doanh nghiệp Việt để tranh mua chè nguyên liệu ở Việt Nam và đem bán xuất khẩu.

Ngành chè Việt Nam đang bị xáo trộn bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc. (Ảnh: Pixabay)

Thông tin được bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, Tổng thư ký Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS) cho biết tại cuộc họp thường niên về phát triển nông nghiệp bền vững diễn ra mới đây.

Theo bà Hồng, ngành chè Việt Nam đang bị xáo động bởi sự tranh mua chè nguyên liệu đến từ các doanh nghiệp Trung Quốc.

Hình thức là người Trung Quốc đứng sau các doanh nghiệp mang tên Việt Nam để tiến hành đi thu mua chè nguyên liệu. Các công ty này thường ngã giá mua cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước.

Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp nội địa mua với giá 20.000 đồng/kg, thì các công ty Trung Quốc sẵn sàng trả giá 30.000 đồng/kg.

Không những bị cạnh tranh về nguồn nguyên liệu trong nước, các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam còn đối mặt với thách thức bên ngoài quốc tế khi có tình trạng doanh nghiệp Trung Quốc “mượn” nhãn “chè Việt Nam” để bán cho nước ngoài.

Cụ thể ông Chu Xuân Ái, Giám đốc Công ty Phát triển Công nghệ và Thương mại Tân Binh cho biết các doanh nghiệp Trung Quốc nắm bắt được đặc điểm người tiêu dùng Nga rất thích sử dụng các sản phẩm chè Việt Nam nên đã “mượn” thương hiệu chè Việt Nam để bán tại thị trường này.

“Tại thị trường Nga, giá bán của chè Việt Nam cũng cao hơn so với chè Trung Quốc”, ông Ái cho hay.

Theo Tổng thư ký VITAS, ngành chè Việt Nam trong một tháng nay bán rất khó trong khi vẫn phải đảm bảo thu mua chè nguyên liệu cho nông dân. Điều này đang đè nặng lên các doanh nghiệp trong nước.

Cụ thể, báo cáo của VITAS cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu chè trong tháng 7/2018 chỉ vào khoảng 18 triệu USD, giảm hơn 14% so với tháng 7/2017.

Lũy kế trong 7 tháng năm 2018, xuất khẩu chè Việt Nam ước đạt 67.000 tấn với giá trị khoảng 109 triệu USD, giảm 13% về lượng và hơn 9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Nguyên nhân khiến xuất khẩu chè Việt Nam bị sụt giảm trong các tháng đầu năm 2018, theo VITAS, là do sự suy giảm tại các thị trường chủ lực như: Nga bị giảm 123.000 tấn, tương đương giảm 14,3%; Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất giảm 119.000 (-57%); Indonesia giảm 427 tấn, tương đương giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Trước tình trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến cáo các doanh nghiệp chè cần tiếp tục nâng cao chất lượng chè, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm chè hữu cơ, chè đặc sản… Cùng với đó là khuyến khích tăng tiêu thụ chè trong nước để bù đắp sản lượng xuất khẩu đang có xu hướng suy giảm.

Tường Văn

Xem thêm:

Tường Văn

Published by
Tường Văn

Recent Posts

Dân biểu Taylor Greene muốn phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson

Một số nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ được cho là đang…

12 giờ ago

10 quy tắc an toàn khi chạm vào phích cắm điện bạn cần biết

Chúng ta tiếp xúc và sử dụng các sản phẩm điện hàng ngày nên việc…

14 giờ ago

Đấu thầu vàng thất bại lần 3; vàng SJC lập kỷ lục 85,8 triệu đồng/lượng

Sau khi thông báo hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5, giá vàng miếng SJC…

14 giờ ago

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong: Giám đốc bị tạm giữ

Liên quan vụ nổ lò hơi  tại công ty gỗ ở Đồng Nai  khiến 6…

15 giờ ago

Thăm dò: số lượng người Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù ngày càng tăng

Theo một cuộc thăm dò mới do Pew thực hiện gần đây, đại đa số…

16 giờ ago

Thêm một người tố cáo Boeing đột ngột qua đời, trường hợp thứ hai sau 2 tháng

Một người tố cáo Boeing đột ngột qua đời hôm thứ Ba (30/4) ở tuổi…

16 giờ ago