Suy thoái kinh tế Trung Quốc có kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu?

Cuộc khủng hoảng nợ trong ngành tài chính và bất động sản Trung Quốc đang lan rộng, khiến cộng đồng quốc tế ngày càng lo lắng về ứng phó ảnh hưởng, Hàn Quốc đã thành lập một nhóm công tác đặc biệt để kiểm soát rủi ro liên quan, trong khi đó nhiều ngân hàng đầu tư quốc tế hạ thấp kỳ vọng vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Có nhận định cho rằng quá trình thịnh vượng kinh tế 40 năm của Trung Quốc đã đi đến hồi kết.

Hình ảnh công ty Country Garden Holdings tại Jakarta, Indonesia (Ảnh: Poetra.RH / Shutterstock)

Thông tấn xã Yonhap của Hàn Quốc mới đây đưa tin, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Tài chính Hàn Quốc là ông Choo Kyung-ho, Hàn Quốc đã thành lập “Nhóm Tình hình Kinh tế Trung Quốc”, nhóm sẽ hợp tác với các bên liên quan để đặc biệt chú ý đến những thay đổi trong tình hình kinh tế Trung Quốc.

Ngoài ra, cơ chế đối thoại cấp cao của Chính phủ Hàn Quốc cũng chú ý đến rủi ro tài chính bất động sản của Trung Quốc: Cuộc họp nhóm công tác quản lý tình trạng khẩn cấp về kinh tế do quan chức thứ nhất (thứ trưởng) của Bộ Tài chính Hàn Quốc chủ trì sẽ tập trung thảo luận về các biện pháp đối phó, đồng thời cuộc họp kiểm tra vấn đề kinh tế và tài chính vĩ mô cũng sẽ thường trực đánh giá tình hình kinh tế của Trung Quốc.

“40 năm bùng nổ kinh tế của Trung Quốc đã kết thúc”

Một loạt dữ liệu kinh tế do Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức công bố cho thấy, tất cả các chỉ số chính trong tháng 7/2023 suy giảm trên diện rộng, làm dấy lên các cuộc thảo luận rộng rãi trên các kênh truyền thông lớn quốc tế để tìm hiểu những khó khăn mà nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt.

Tại một sự kiện gây quỹ vào giữa tháng 8 năm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mô tả các vấn đề kinh tế của Trung Quốc làquả bom hẹn giờ”.

Ngày 22/8, tờ Tạp chí Phố Wall (WSJ) đăng bài phân tích dài “Thời kỳ bùng nổ kinh tế 40 năm của Trung Quốc đã kết thúc, điều gì tiếp theo sẽ xảy ra?” Bài báo chỉ ra các dấu hiệu khó khăn kinh tế của Trung Quốc, nhiều nhà kinh tế nhìn chung tin rằng Trung Quốc đang bước vào kỷ nguyên tốc độ tăng trưởng suy giảm mạnh. Nguyên nhân vì cấu trúc nhân khẩu học hiện nay của Trung Quốc không thuận lợi, nhưng tình hình tồi tệ hơn do mâu thuẫn ngày càng tăng với Mỹ và phương Tây.

Bài viết lưu ý: “Cho rằng đây là thời kỳ suy yếu về kinh tế, sẽ chính xác hơn khi nói rằng đây là sự kết thúc của một kỷ nguyên dài”.

Bài viết dẫn lời giáo sư lịch sử tại Đại học Columbia ở New York cũng là chuyên gia về khủng hoảng kinh tế, ông Adam Tooze nói: “Chúng ta đang chứng kiến ​​bước chuyển ngoạn mục nhất trong lịch sử kinh tế”.

Nhà đầu tư và chiến lược gia toàn cầu của Mỹ là David Roche cho rằng mô hình kinh tế của Trung Quốc đã “bị cuốn lên bãi biển”“sẽ không ra khơi trở lại”, điều này sẽ có tác động lớn đến thị trường toàn cầu.

Ông Roche cho biết trên chương trình Squawk Box Europe của CNBC vài ngày trước rằng thị trường chứng khoán toàn cầu đã không thể duy trì mức tăng trước tình trạng suy giảm kéo dài trong hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Một khi đánh giá thỏa đáng nhiều rủi ro địa chính trị và kinh tế vĩ mô đồng thời xảy ra, thị trường sẽ chứng kiến ​​một đợt điều chỉnh “rất lớn” theo xu hướng suy giảm.

Ông lập luận rằng việc nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc đang phải vật lộn trong khó khăn có thể dẫn đến “xu thế thất vọng trong công chúng leo thang, sẽ gây thêm nhiều vấn đề địa chính trị hơn và nhiều hỗn loạn hơn trên đường phố”.

Ông Roche lưu ý: “Mô hình Trung Quốc rõ ràng đã dạt vào bãi biển với những hố lớn và nhiều vấn đề hậu quả để lại, sẽ không thể ra khơi được nữa. Họ thực sự không có cách nào để phẫu thuật loại bỏ các khoản nợ xấu và tài sản kém hiệu quả, đồng thời không thể dựa vào các chỉ số tăng trưởng truyền thống. Đây là vấn đề hệ trọng”.

Các ngân hàng đầu tư quốc tế hạ mức dự báo

Trước những dấu hiệu cho thấy đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại, những tuần gần đây các ngân hàng đầu tư quốc tế đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á và nhà kinh tế trưởng Trung Quốc tại UBS (ngân hàng đầu tư đa quốc gia và công ty dịch vụ tài chính của Thụy Sĩ), ông Wang Tao cho biết gần đây do xét thấy thị trường bất động sản Trung Quốc có thể suy thoái sâu hơn và kéo dài hơn dự kiến, đồng thời nhu cầu bên ngoài yếu hơn dự kiến, UBS điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc vào năm 2023 và 2024 lần lượt được hạ xuống 4,8% và 4,2%.

UBS dự đoán diện tích bất động sản khởi công mới ở Trung Quốc vào năm 2023 sẽ giảm khoảng 25%, năm 2024 sẽ tiếp tục giảm thêm từ 5% – 10%, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc trước quý 2/2024 sẽ rơi vào tình trạng giảm sâu. UBS cũng hạ mức dự báo về giá trị và khối lượng xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2023 và 2024. Kể từ tháng 4, xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm nhiều hơn dự kiến ​​trước đó. Ngoài ra, nhu cầu trong nước và toàn cầu yếu hơn trong thời gian tới cũng có thể kéo giá xuất nhập khẩu giảm.

Ngoài ra, UBS đã điều chỉnh dự báo tỷ giá USD/CNY vào cuối năm 2023 từ 6,95 xuống 7,15. Ngân hàng Thụy sĩ này cho rằng với khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ, lãi suất của Mỹ có thể còn giữ được mức cao trong thời gian dài, qua đó hỗ trợ đồng USD duy trì ở mức cao; ngược lại, vấn đề lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc gần đây thấp hơn dự kiến khiến quá trình phục hồi trong tương lai của Trung Quốc có thể chậm hơn.

Còn JPMorgan Chase cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Trung Quốc xuống 4,8%; trước đó đầu tháng 5 ngân hàng này dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,4%, đây là một trong những ước tính lạc quan nhất.

Một số nhà kinh tế tại JPMorgan kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4,2% vào năm 2024.

Theo dữ liệu từ Bloomberg, Trung Quốc đang hướng tới xu hướng tăng trưởng kinh tế yếu nhất kể từ thời Mao Trạch Đông.

Mizuho Financial Group Inc. cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP cả năm của Trung Quốc từ 5,5% xuống 5%.

Ngày 15/8, Ngân hàng Barclays của Anh đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Trung Quốc từ 4,9% xuống 4,5%. Barclays cho biết đà tăng trưởng của các chỉ số kinh tế chính của Trung Quốc yếu hơn dự kiến, trong khi lĩnh vực bất động sản vẫn là lực cản lớn đối với khả năng phục hồi kinh tế, còn phục hồi trong tiêu dùng bị đình trệ do tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến ​​tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong vài năm tới sẽ ở mức dưới 4%, chưa bằng một nửa tốc độ tăng trưởng trong hầu hết thời gian 40 năm qua.

Có kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu?

Vào ngày 24/8, Tiến sĩ Tạ Điền (Xie Tian), giản sư tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng suy thoái kinh tế của Trung Quốc dù có tác động nhất định đến nền kinh tế toàn cầu nhưng sẽ không lớn.

Ông cho biết nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng đang trải qua thời kỳ suy thoái, Mỹ gần kề bờ vực suy thoái, trong khi Đức và các nước châu Âu khác đã rơi vào suy thoái. “Vì vậy, nền kinh tế toàn cầu thực sự đã bắt đầu suy thoái vì những lý do khác, còn cuộc suy thoái ở Trung Quốc khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có những vấn đề riêng và những vấn đề của Trung Quốc rất nghiêm trọng”.

Ngày 21/8, nhà bình luận chính trị người Hoa tại Mỹ là ông Chương Thiên Lượng (Zhang Tianliang) chia sẻ trên kênh thông tin của cá nhân ông rằng với việc giới kinh doanh cắt giảm lực lượng lao động và di dời các chuỗi công nghiệp tại Trung Quốc, cho thấy họ đã mất niềm tin vào nền kinh tế Trung Quốc, theo đó xu thế đầu tư và tiêu dùng đều giảm sút mạnh làm nền kinh tế Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng suy thoái nặng.

Ông Chương Thiên Lượng cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc có thể tác động lớn đến một số nước, nhưng đối với các nước châu Âu và châu Mỹ thì không đáng kể. Ông nói: “Những nước phụ thuộc nhiều vào nguồn đầu tư Trung Quốc sẽ gặp vấn đề lớn, bởi vì họ đều là những nước nghèo, thiếu nguồn lực và năng lực quản lý, và nói chung là những chế độ độc tài. Họ dựa vào Trung Quốc để đạt được tăng trưởng kinh tế, khi đó nếu nguồn lực từ Trung Quốc bất ngờ bị ngưng thì các chế độ độc tài này sẽ nhanh chóng phải đối mặt với phá sản của chính phủ. Cụ thể, một số nước Nam Mỹ, châu Phi, trong đó có một số nước Trung Á và Trung Đông, có thể gặp bất ổn về kinh tế và chính trị”.

Ông nhận định các nền dân chủ châu Âu và châu Mỹ tương đối ít bị ảnh hưởng hơn khi cuộc khủng hoảng kinh tế Trung Quốc lan rộng. Do sau khi ý thức được vấn đề này, đặc biệt là sau khi chiến tranh Nga xâm lược Ukraine bùng nổ, các nước châu Âu và châu Mỹ đã bắt đầu quy hoạch lại dây chuyền công nghiệp một cách có hệ thống để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến các công ty đầu tư lớn và doanh nghiệp lớn đặt nhà máy ở Trung Quốc, nguyên nhân vì họ đã thực hiện một số lượng lớn dự án đầu tư ở Trung Quốc và những khoản đầu tư này có thể vô ích. Dù vậy những tổn thất sẽ không khiến các công ty đó rơi vào tình hình điêu đứng khốn đốn.

Diệc Dương

Published by
Diệc Dương

Recent Posts

Bình luận: Putin thăm Trung Quốc và quan hệ Trung Quốc, Nga – Mỹ, châu Âu, Nhật Bản

Nhu cầu cấp bách hơn của ông Putin trong chuyến thăm Trung Quốc là gì?…

2 giờ ago

Phòng đuối nước mùa nắng nóng: Biết bơi thôi chưa đủ

Trẻ em cần được trang bị nhiều kỹ năng để vui chơi an toàn, đồng…

4 giờ ago

Phó Tổng thống thứ nhất Iran Mohammad Mokhber được chỉ định thay cố Tổng thống Raisi

Phó Tổng thống thứ nhất Iran Mohammad Mokhber hôm thứ Hai (20/5) đã được Lãnh…

4 giờ ago

Đầu cơ vàng, đầu cơ đất đai ‘lũng đoạn’ nền kinh tế

Lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường…

5 giờ ago

Tân Tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc chấm dứt động thái đe dọa

Thứ Hai (20/5), trong bài phát biểu nhậm chức của mình, tân Tổng thống Đài…

5 giờ ago

Bàn về hôn nhân truyền thống: Sự trân trọng và lòng trung thành gắn kết nhân duyên

Thời xa xưa, con người xem hôn nhân là một nghi thức thiêng liêng, vợ…

7 giờ ago