The Economist: Chuỗi cung ứng Altasia thay thế Trung Quốc tại châu Á

Tạp chí The Economist của Anh chỉ ra, dự kiến ​​trong vài năm tới “Chuỗi cung ứng thay thế châu Á” gồm hơn chục nước và vùng lãnh thổ sẽ dần thay thế Trung Quốc trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu. Các nước và vùng lãnh thổ này bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Brunei, Bangladesh, Campuchia, Philippines, Lào.

(Ảnh minh họa: Shutterstock)

Tạp chí The Economist đưa ra khái niệm về “Chuỗi cung ứng thay thế ở châu Á” (Altasia, Alternative Asian supply chain), gần đây đã công bố bài viết chỉ ra vấn đề chia rẽ địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy hình thành chuỗi cung ứng thay thế ở châu Á, lý do vì xu thế chia tách Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy các nhà sản xuất trên toàn cầu tìm kiếm cơ sở sản xuất mới ở châu Á bên ngoài cơ sở ở Trung Quốc. Dù không nước đơn lẻ nào trong khu vực có thể sánh ngang với Trung Quốc, nhưng nhiều nước và vùng lãnh thổ thì có khả năng cạnh tranh đáng kể.

The Economist nói rằng về khối lượng xuất khẩu, các nước của Altasia cộng lại có thể tương xứng với Trung Quốc: Trong 12 tháng trước tháng 9 năm ngoái, tổng ngạch hàng hóa Altasia xuất khẩu sang Mỹ là 634 tỷ USD, nhiều hơn so với tổng ngạch của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ là 614 tỷ USD.

Nhưng phần lớn xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ là sản phẩm điện tử, còn với Altasia thì không phải tất cả các thành viên đều có thể cung cấp các sản phẩm liên quan có tính cạnh tranh. Điều đó có nghĩa là có những thách thức tiềm ẩn đối với chuỗi cung ứng thay thế của châu Á, có những sản phẩm mà Altasia không thể thay thế hoàn toàn Trung Quốc, ngoài ra do trình độ phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước khác nhau không tương đồng nên cũng có khác biệt về quy định và hành động hành chính giữa các nước.

Đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật/công nghệ thì không có nhiều khác biệt giữa Altasia và Trung Quốc về mặt dữ liệu: Altasia có 155 triệu người lao động từ 25-54 tuổi có trình độ học vấn cao, trong khi phía Trung Quốc là 145 triệu.

The Economist chỉ ra về tổng thể năng lực sản xuất của Trung Quốc khó bị thay thế hoàn toàn. Ngoài ra, nền kinh tế đa dạng của Altasia không thể hoạt động như một thực thể duy nhất như của Trung Quốc. Cho dù các hiệp định thương mại khác nhau đã giúp giảm bớt các rào cản pháp lý thì cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần vẫn là trở ngại lớn. Nhưng việc tìm kiếm các giải pháp thay thế bên ngoài Trung Quốc đã là ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp và họ sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội mới ở Altasia.

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về Chỉ số hoạt động Logistics (Logistics Performance Index, LPI) năm 2018 dựa trên thang điểm 5, điểm của Trung Quốc là 3,61 – đứng thứ 27 trong số 160 nước được đánh giá; trong khi với khu Altasia thì điểm số dao động: Nhật Bản là 4,03; Singapore là 4,00; Bangladesh và Campuchia là 2,58… Nhật Bản và Singapore nằm trong top 10 trong bảng xếp hạng chung của thế giới, trong khi Bangladesh và Campuchia xếp ở nửa sau.

Theo RFI

RFI

Published by
RFI

Recent Posts

Nhật Bản loay hoay với đồng Yên xuống giá

Sau khi Ngân hàng TW Nhật Bản tuyên bố duy trì mức lãi suất ngắn…

7 giờ ago

Ứng viên tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy Jr. : Lệnh cấm TikTok là vi hiến

Ứng cử viên tổng thống độc lập của Hoa Kỳ Robert F. Kennedy Jr. có…

9 giờ ago

Cô chó đập cửa thông báo cứu cả gia đình khỏi đám cháy nghiêm trọng

Nếu không có cô chó Molly cảnh báo thì cả gia đình Miller đã chìm…

12 giờ ago

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh yếu sau đợt nắng ‘gay gắt’

Theo chuyên gia khí tượng, khoảng sau ngày 30/4, trong 1-2 ngày đầu tháng 5,…

13 giờ ago

Cà Mau kiểm tra các dự án điện gió sau sự cố rơi cánh quạt

Một số nhà máy điện gió bị phát hiện hiện một số thiếu sót như…

14 giờ ago

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines phủ nhận việc đạt được thỏa thuận với ĐCSTQ

Philippines bác bỏ tuyên bố của ĐCSTQ rằng hai bên đã đạt được các thỏa…

14 giờ ago